Có tên chính thức là nhà thờ Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, nhà thờ lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.

Nhà thờ Lớn - Hà Nội

Quần thể nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó nhà thờ Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên nhà thờ Phát Diệm còn được gọi là nhà thờ Đá). Nét độc đáo của quần thể nhà thờ này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún.

Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình

Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12/1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu.

Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định

Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5/2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng nhà thờ chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông.

Nhà thờ Phủ Cam - Thừa Thiên Huế

Tên chính thức là nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua Nha Trang nhưng nhà thờ này còn có các tên gọi dân dã khác, phổ biến hơn cả là nhà thờ Núi (do xây trên một núi nhỏ). Khởi công xây dựng từ tháng 9-1928, theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây, đến tháng 5/1933, được cung hiến và khánh thành và đến tháng 11/1960 chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận Nha Trang. Điểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

Nhà thờ chính tòa Nha Trang

Nằm trên đường Trần Phú, nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúcnhà thờ châu Âu thời trung cổ. Ngoài nhà thờ này, còn có nhà thờ Con Gà khác, là nhà thờ Chánh toà Đà Nẵng.

Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng

Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo nhà thờ Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những nhà thờ công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng "Vương cung Thánh đường". Mặt bên ngoài, từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung mà từ ngày xây dựng đến nay, đã hơn trăm năm vẫn giữ nguyên màu, vẫn không bị đóng rêu, mốc; phía trước nhà thờ có công viên với bốn con đường nhỏ giao nhau tạo thành hình thánh giá và có bức tượng Đức Mẹ hòa bình bằng cẩm thạch trắng.

Nhà thờ Đức Bà - Tp.HCM

Ngoài ra, những ngôi nhà thờ "nổi tiếng thiên hạ" như nhà thờ Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), nhà thờ Phanxico Xavie (Cha Tam - Q.5, Tp.HCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)…

Nhà thờ trung tâm thị trấn Sapa - Lào Cai

Bên cạnh những nhà thờ mang kiểu kiến trúc Tây phương, ở Việt Nam có những nhà thờ còn mang dáng dấp kiến trúc phương Đông, thậm chí có nhà thờ nếu không thấy cây thánh giá, người ta dễ lầm tưởng là đình, chùa. Điển hình là nhà thờ Phát Diệm nêu trên và nhà thở Phú Xuân ở huyện Nhà Bè, nhà thờ Thánh Gẫm ở Q.9, nhà thờ Tân Hoà ở Q. Phú Nhuận, Tp.HCM… Đặc biệt, có những nhà thờ còn "trang bị" thêm rồng xếp hàng đầu của "tứ linh" (Long, Lân, Quy, Phụng) trong tâm thức của người Á Đông, làm cho kiến trúc công trình càng thêm phần… thi vị, như nhà thờ Đa Minh - Ba Chuông, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM; nhà thờ Hòa Bình, TP Biên Hoà, Đồng Nai;nhà thờ Du Sinh, TP Đà Lạt, Lâm Đồng; nhà thờ Cao Mại ở huyện Kiến Xương, Thái Bình.

Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương - Thái Bình

Trong khi đó, nhà thờ của bà con dân tộc ít người ở vùng Tây Nguyên lại thường có mái rất dốc, như nhà thờ Tam Bố ở huyện Di Linh, nhà thờ Klong ở huyện Đức Trọng, nhà thờ Madagui, nhà thờ Dam Bri ở huyện Đạ Huoai, nhà thờ Cam Ly ở TP Đà Lạt của Lâm Đồng. Một số nhà thờ ven biển được xây dựng với hình dạng con tàu vươn ra biển khơi, như nhà thờ Bến Đá ở Vũng Tàu, nhà thờ Đức Bà ở TX La Gi (Bình Thuận)...

Nhà thờ Công giáo được xây dựng ở khắp nơi nhưng do điều kiện lịch sử, có thể nói khu vực Hố Nai, Gia Kiệm (Đồng Nai) là nơi tập trung nhiều nhất. Song cũng có những nơi "tìm đỏ mắt" vẫn không thấy có nhà thờ nào, như Điện Biên, Sơn La.

Nhà thờ La Vang - Quảng Trị

Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam

 

Nhà thờ Con Gà - Đà Lạt

 

Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt

 

Nhà thờ Du Sinh - Đà Lạt

 

Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu

 

Nhà thờ Đức Bà - TX Lagi, Bình Thuận

 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME