Giá vật liệu xây dựng tăng theo giá thép
Ăn theo nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cuối năm, giá vật liệu xây dựng tăng mạnh.
Nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng còn khẳng định, dù hàng đã nhập về hoặc tồn kho từ trước nhưng do giá “đô” tăng nên đành… tăng theo. Giá USD, giá vàng cũng là cớ “làm giá” của vật liệu xây dựng những ngày qua.
Tổng công ty Thép Việt Nam mới đây đã tăng giá thép thêm 300.000 đồng một tấn. Theo đó, thép cuộn có giá bán giao tại nhà máy là 14,52 - 14,81 triệu đồng, thép cây là 14,57 - 15,27 triệu đồng (chưa bao gồm VAT). So với tháng 8, giá thép của công ty này đã tăng gần một triệu đồng một tấn. Ngay lập tức các hãng thép khác, như Vina Kyoei, Pomina... cũng tăng thêm 300.000 đồng mỗi tấn.
Như vậy, trong tháng 11, thị trường thép có hai lần tăng giá, với mức tăng 500.000 đồng một tấn. Các doanh nghiệp sản xuất thép cho hay, nếu giá USD vẫn ở mức 21.000 đồng một USD thì giá thép sẽ còn tăng.
Giá thép tăng đã “kéo” theo giá các loại xi măng, gạch, cát… ầm ầm tăng, với mức tăng khoảng 10% so với tháng 10.
Theo cửa hàng vật liệu xây dựng Quang Thắng trên đường An Dương Vương (quận 6, Tp.HCM), hiện giá xi măng Hà Tiên 1 đã tăng từ 70.000 đồng lên 73.000 đồng một bao 50 kg, xi măng Holcim từ 69.000 đồng lên 70.000 đồng. Giá gạch tuynel cũng dao động 680 - 1.200 đồng mỗi viên, tăng khoảng 100 đồng so với tháng 10. Gạch các loại, cát xây dựng, cát trộn bê tông cũng “vồn vã” tăng theo. Lý do tăng giá vật liệu xây dựng ở hầu hết các cửa hàng đều giống nhau: “Do USD và vàng tăng giá”.
Tại cửa hàng vật liệu xây dựng Hòa Tiến, trên đường Đất Mới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân), chủ cửa hàng mạnh dạn tuyên bố: “Vàng tăng giá mỗi ngày, phải tăng giá bán theo, kẻo… lỗ”.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cũng lý giải, “đô” tăng khiến giá phôi thép tăng lên khoảng một triệu đồng một tấn, tức từ 12 triệu lên 13 triệu đồng. Điều này đẩy chi phí đầu vào tăng theo, buộc các doanh nghiệp sản xuất thép phải tăng giá bán để bù lỗ.
Tuy nhiên, trước khi giá USD biến động mạnh, một lượng lớn phôi thép đã nhập về, cộng với lượng tồn kho không nhỏ trước đó, nên không thể vin vào đó mà tăng ngay giá bán trong nước, nhiều nhà thầu chung ý kiến.
Theo anh Nguyễn Đình Triệu, nhà thầu xây dựng tại quận Bình Tân, đã thành lệ, cứ cuối năm là các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tăng giá bán, chứ không phải do vàng hay “đô” tăng. Và chiêu này được các “vựa” vật liệu xây dựng lớn, vốn mạnh áp dụng bằng cách nhập về số lượng vật liệu xây dựng tương ứng để trữ, cuối năm tung ra để kiếm lời. Một số nhà thầu cho biết, thời điểm này, dù giá vật liệu xây dựng đã tăng khoảng 20% so với tháng trước nhưng cửa hàng nào cũng chung điệp khúc “khan hàng” để đẩy giá thêm nữa. Theo lý giải của anh Triệu, đây là lúc nhu cầu sửa chữa nhà trong dân tăng cao. Các công trình cũng ở giai đoạn nước rút để hoàn tất. Đại lý nắm được tâm lý người dân cuối năm không ai muốn việc sửa chữa nhà chậm chạp, không để việc xây dựng kéo dài hai năm, nên cứ thế “làm giá”, ép người mua.
Tổng công ty Thép Việt Nam mới đây đã tăng giá thép thêm 300.000 đồng một tấn. Theo đó, thép cuộn có giá bán giao tại nhà máy là 14,52 - 14,81 triệu đồng, thép cây là 14,57 - 15,27 triệu đồng (chưa bao gồm VAT). So với tháng 8, giá thép của công ty này đã tăng gần một triệu đồng một tấn. Ngay lập tức các hãng thép khác, như Vina Kyoei, Pomina... cũng tăng thêm 300.000 đồng mỗi tấn.
Giá thép liên tục tăng đã kéo các vật liệu khác tăng đến 20% so với tháng trước. Ảnh: Như Ý. |
Như vậy, trong tháng 11, thị trường thép có hai lần tăng giá, với mức tăng 500.000 đồng một tấn. Các doanh nghiệp sản xuất thép cho hay, nếu giá USD vẫn ở mức 21.000 đồng một USD thì giá thép sẽ còn tăng.
Giá thép tăng đã “kéo” theo giá các loại xi măng, gạch, cát… ầm ầm tăng, với mức tăng khoảng 10% so với tháng 10.
Theo cửa hàng vật liệu xây dựng Quang Thắng trên đường An Dương Vương (quận 6, Tp.HCM), hiện giá xi măng Hà Tiên 1 đã tăng từ 70.000 đồng lên 73.000 đồng một bao 50 kg, xi măng Holcim từ 69.000 đồng lên 70.000 đồng. Giá gạch tuynel cũng dao động 680 - 1.200 đồng mỗi viên, tăng khoảng 100 đồng so với tháng 10. Gạch các loại, cát xây dựng, cát trộn bê tông cũng “vồn vã” tăng theo. Lý do tăng giá vật liệu xây dựng ở hầu hết các cửa hàng đều giống nhau: “Do USD và vàng tăng giá”.
Tại cửa hàng vật liệu xây dựng Hòa Tiến, trên đường Đất Mới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân), chủ cửa hàng mạnh dạn tuyên bố: “Vàng tăng giá mỗi ngày, phải tăng giá bán theo, kẻo… lỗ”.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cũng lý giải, “đô” tăng khiến giá phôi thép tăng lên khoảng một triệu đồng một tấn, tức từ 12 triệu lên 13 triệu đồng. Điều này đẩy chi phí đầu vào tăng theo, buộc các doanh nghiệp sản xuất thép phải tăng giá bán để bù lỗ.
Tuy nhiên, trước khi giá USD biến động mạnh, một lượng lớn phôi thép đã nhập về, cộng với lượng tồn kho không nhỏ trước đó, nên không thể vin vào đó mà tăng ngay giá bán trong nước, nhiều nhà thầu chung ý kiến.
Theo anh Nguyễn Đình Triệu, nhà thầu xây dựng tại quận Bình Tân, đã thành lệ, cứ cuối năm là các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tăng giá bán, chứ không phải do vàng hay “đô” tăng. Và chiêu này được các “vựa” vật liệu xây dựng lớn, vốn mạnh áp dụng bằng cách nhập về số lượng vật liệu xây dựng tương ứng để trữ, cuối năm tung ra để kiếm lời. Một số nhà thầu cho biết, thời điểm này, dù giá vật liệu xây dựng đã tăng khoảng 20% so với tháng trước nhưng cửa hàng nào cũng chung điệp khúc “khan hàng” để đẩy giá thêm nữa. Theo lý giải của anh Triệu, đây là lúc nhu cầu sửa chữa nhà trong dân tăng cao. Các công trình cũng ở giai đoạn nước rút để hoàn tất. Đại lý nắm được tâm lý người dân cuối năm không ai muốn việc sửa chữa nhà chậm chạp, không để việc xây dựng kéo dài hai năm, nên cứ thế “làm giá”, ép người mua.
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet