Theo báo cáo, Đại lộ 5, phố Manhattan vẫn được xếp hạng là nơi có giá thuê mặt bằng đắt nhất thế giới tám năm liên tiếp, bất chấp giá thuê mặt bằng hàng năm tại đây đã giảm 8.1% trong vòng một năm tính từ Tháng 6 năm ngoái xuống còn 1,700 USD/ m2. Còn tại Hồng Kông, giá thuê mặt bằng tại vịnh Causeway đã sụt giảm 15%, xuống còn 1,525 USD/m2. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng trên đại lộ Avenue des Champs-Elysees thuộc kinh đô ánh sáng Paris ít thay đổi với mức thuê 1,009 USD/m2.

John Strachan, người đứng đầu bộ phận bán lẻ toàn cầu của Cushman & Wakefield cho biết: “12 tháng vừa qua đánh dấu một giai đoạn khó khăn nhất trong ngành bán lẻ. Tác động của cuộc suy thoái đã gia tăng đáng kể".

Trên thực tế, giá thuê mặt bằng trên toàn thế giới đang sụt giảm do người tiêu dùng thắt chặt hầu bao và tỷ lệ thất nghiệp leo thang, làm cho các nhà bán lẻ hạn chế việc mở rộng kinh doanh. Theo số liệu của Bloomberg, các công ty tài chính đã sa thải 286,400 lao động trong năm qua.

Theo khảo sát của Cushman & Wakefield, giá thuê mặt bằng bình quân tại 274 phố mua sắm trải khắp 60 quốc gia trên toàn cầu đã giảm 23%, từ 276 USD/m2 cùng kỳ năm trước xuống còn 213 USD/ m2 trong thời điểm hiện tại.

Châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt sụt giảm

Tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nhất về giá thuê mặt bằng phải kể đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi giá thuê đã sụt đến 15.1 %. Còn tại Trung và Đông Âu, giá thuê cũng sụt giảm 14.7%. Ngoài ra, giá thuê cũng tụt đến 12% ở Mỹ và Canada và 5.8%  tại hầu hết các nước Châu Âu.

Anthea To, chuyên gia phân tích bán lẻ thuộc Cushman & Wakefield, cho biết: “Việc khôi phục đáng kể đà tăng trưởng của giá thuê mặt bằng trong ngắn hạn là điều khó có thể xảy ra, ít nhất là cho đến khi nền kinh tế toàn cầu và thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ hơn nữa”.

Theo bà To, giá thuê mặt bằng tại các khu vực sinh lợi thấp có thể tiếp tục sụt giảm do các nhà bán lẻ tập trung vào những nơi có lực cầu tiêu dùng cao.

Khu phố Via Montenapoleone tại kinh đô thời trang Milan, nơi giá thuê mặt bằng tăng 1.5 % là địa điểm có giá thuê đắt đỏ thứ tư trong bảng xếp hạng, với mức giá 887 USD/m2. Xếp sau Via Montenapoleone thuộc về Tokyo và phố New Bond của Luân Đôn với giá thuê lần lượt là 776USD/m2 và 768USD/m2.  Top 10 con phố có giá thuê đắt đỏ nhất thế giới còn lại thuộc về Zurich, Dublin, Munich và Sydney.

Kaufingerstrasse của Munich xếp thứ 12 đã nhảy lên vị trí thứ 9 sau khi tiền thuê hàng năm tại đây tăng 7.1%, lên 470 USD/m2. Đây là mức tăng cao nhất so với bất kỳ con phố nào trong top 10 thành phố có giá thuê đắt đỏ nhất thế giới.

Sự phồn thịnh của nước Đức hấp dẫn các thương hiệu quốc tế

"Những người dân giàu có tại Munich cùng với sự phồn thịnh tại đây đã giúp cho vùng này nằm trong tầm ngắm số 1 của các thương hiệu quốc tế đang tìm cách mở rộng sang thị trường Đức”, Inga Schwarz, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Đức của Cushman & Wakefield nhận định.

Trong khi đó, giá thuê mặt bằng tại phố Grafton của Dublin đã giảm 23%, đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong 10 địa điểm có giá cả đắt đỏ nhất theo cuộc khảo sát.

Tuy nhiên, Sao Paolo lại có giá thuê mặt bằng tăng đến 111%. Còn thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận sự nhảy vọt mạnh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức tăng lên đến 50%.

Được biết,  các khu mua sắm khác trong cuộc khảo sát còn bao gồm Madison Avenue của New York, Rodeo Drive tại Los Angeles, Tverskaya của Moscow, con đường Đông Nam Kinh của Thượng Hải và Kaertnerstrasse của Vienna.

Danh sách các địa điểm có giá thuê mặt bằng đắt nhất thế giới do Cushman & Wakefield khảo sát dựa trên bảng xếp hạng các quốc gia có các con phố đắt đỏ nhất. Cũng theo đó, mỗi quốc gia không thể có hơn một con phố lọt vào top 10.

Theo Vietstock

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME