Giá thuê BĐS thương mại Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng đến năm 2017
Theo nhận định từ Cushman & Wakefield, hầu hết các thị trường BĐS thương mại trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến một sự cải thiện về giá thuê nhờ vào công suất cho thuê mạnh hơn vào năm 2017.
Báo cáo triển vọng giữa năm 2016 của Cushman & Wakefield cho thấy, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có thêm 140 triệu m2 mặt bằng văn phòng dự kiến hoàn thành trong năm nay và 117 triệu m2 vào năm 2017. Đa số nguồn cung mới sẽ nằm tại các thị trường mới nổi, nơi mà nguồn cung văn phòng được dự kiến tăng 30% trong năm 2017, so với mức 15% tại các thị trường cốt lõi. Thực tế này sẽ phù hợp với nhu cầu thuê cao, thúc đẩy sự hấp thụ đạt 89 triệu m2 trong năm nay. Đây là mức cao nhất trong tám năm qua. Dự kiến, sức hấp thụ của thị trường sẽ đạt ngưỡng 92 triệu m2 vào năm 2017.
Ông Jason Whitcombe, CEO Cushman & Wakefield Châu Á - Thái Bình Dương cho biết các thị trường trong khu vực Châu Á thường bị ảnh hưởng bởi các điều kiện địa phương nhiều hơn là các sự kiện toàn cầu. Mặc dù những phiền nhiễu toàn cầu phát sinh từ Brexit, sự tăng lãi suất của FED và thay đổi người nắm quyền chính trị ở phương tây nhưng nhu cầu thuê văn phòng trong khu vực Châu Á được dự đoán vẫn cao nhờ vào sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ. Tất cả các thị trường sẽ tăng lượng hấp thụ đến năm 2017 ngoại trừ thành phố Perth của Úc, nơi mà nhu cầu thuê thấp sẽ đẩy tỷ lệ trống văn phòng ở mức cao. Tỷ lệ trống giảm đến năm 2017 sẽ có lợi cho chủ nhà Tokyo, Sydney và Melbourne. Những thị trường như Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mumbai ( Ấn Độ) được chờ đợi sẽ có sức tiêu thụ đột biến.
Sigrid Zialcita, Trưởng phòng Nghiên cứu và chiến lược đầu tư Cushman & Wakefield khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, việc liên tục mở rộng của các ngành dịch vụ, đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ tài chính và Internet đã thúc đẩy nhu cầu thuê ở đất nước này."
Trong khi đó, phần lớn các thị trường mới nổi sẽ chứng kiến sự tăng giá thuê ở mức nhẹ tầm 1 -2% trong năm 2017. Jakarta là thành phố duy nhất được dự báo sẽ có giá thuê giảm 10% so với giá thuê năm 2015.
Thị trường Ấn Độ ghi nhận sự mở rộng liên tục của phân khúc CNTT (IT-ITES). Đây là chất xúc tác chính cho sự hồi sinh của phân khúc văn phòng ở đất nước đông dân thứ nhì thế giới. Đáng chú ý, một phần ba nhu cầu sẽ tiếp tục đặt ở Bengaluru trong khi các thành phố có hiệu suất hàng đầu khác như Chennai, Hyderabad, và Pune được dự kiến sẽ đạt tỷ lệ trống 1 con số dựa trên nhu cầu vững chắc của thị trường. Đáng chú ý , giá thuê hạng A đã tăng hơn 10,0% ở những thị trường này so với năm 2015, và có thể tăng thêm 10,0 % trong năm tới. Tương tự như vậy, Manila, một trung tâm phát triển mạnh các dịch vụ BPO trong khu vực, đang đi đúng hướng để đạt được một tỷ lệ hấp thụ kỷ lục vào năm 2017.
Hoạt động của khối văn phòng cho thuê tại các thị trường mới nổi tiếp tục ghi nhận sức hấp thụ cao trong năm 2017 |
Hồng Kông ghi nhận giá thuê văn phòng đứng đầu bảng xếp hạng ở khu vực trung tâm nhờ sự đổ bộ mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Giá thuê của Hạng A đã tăng gần đến mức cao nhất như của năm 2011 trong khi tỷ lệ trống đang ở mức cực thấp, dưới 5% tại khu trung tâm tính. Các chủ nhà lớn chủ động giữ chân các khách thuê lớn nhất của họ và do đó, tỷ lệ trống sẽ vẫn duy trì ở mức thấp, giá thuê được dự đoán vẫn giữ ở mức cao và thậm chí có thể tăng thêm ở một mức khiêm tốn.
Ngược lại , Singapore sẽ phải đối mặt với khó khăn khi tiếp nhận khối lượng lớn nguồn cung mới, với 4 triệu m2 văn phòng được hoàn thành vào năm 2017, cộng thêm hoạt động cho thuê hạn chế do các ngân hàng quốc tế thu hẹp phạm vi hoạt động, chưa kể đến một nền kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp thấp đang kìm nén việc mở rộng kinh doanh. Singapore dự kiến sẽ có tỷ lệ trống tăng cao nhất ở mức 8-9%, giá hạng A giảm hơn 15% kể từ quý đầu tiên của năm 2015, và có khả năng sẽ giảm thêm 7-10% vào năm 2016.
Phương Uyên
(Theo Nhịp sống thời đại)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet