Theo anh Nguyễn Thanh Hải, chủ một đại lý vật liệu xây dựng tại xã Tân Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2018, các đầu mối cát đã báo giá tăng từ 1 đến 2 lần và chỉ giao số lượng bằng 1/2 trước đây. Lý do là đang vào mùa xây dựng cao điểm trong năm và việc khai thác cát đang bị siết chặt.

Chủ doanh nghiệp P.Q., trên địa bàn huyện Dương Minh Châu cho biết, hiện tại giá mỗi khối cát bán ra thị trường vào khoảng 200.000 - 350.00 nghìn đồng/m3, tăng gần gấp đôi với so với năm ngoái. Mấy tháng trở lại đây, các mỏ khai thác cát, sỏi trên địa bàn (tỉnh Tây Ninh) đồng loạt tăng giá bán. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vật liệu xây dựng của địa phương.

Giá cát tăng giá bất thường
Giá cát tăng giá bất thường khiến nhiều doanh nghiệp khai thác vượt mức cho phép

Ông Nguyễn Hữu Đực (ngụ xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) đang xây dựng lại ngôi nhà chia sẻ: "Cách đây 1 tháng, tôi mua một xe cát 4m3 giá 800.000 đồng nhưng đến nay đã tăng lên 1,2 triệu đồng. Lợi dụng tình hình các Cơ quan ban ngành siết chặt việc khai thác cát của các doanh nghiệp khiến các đầu nậu thu gom tăng giá. Riêng tiền mua cát để làm xong ngôi nhà của tôi đội thêm khoảng 4 triệu đồng".

Theo chia sẻ của anh Hiền, một chủ xe ô tô tải chuyên vận chuyển cát từ các bãi cát doanh nghiệp Cát G., ở khu vực sông Tha La, huyện Tân Châu, từ đầu tháng 4/2018, giá cát, sỏi tăng mạnh khiến chủ xe cũng chịu thiệt, bởi để giữ khách, chủ xe phải bớt giá. Xe của anh chở được 5m3 cát, trước đây mua tại bãi với 700.000 đồng thì hơn nửa tháng nay tăng lên hơn 1 triệu đồng. Nếu vận chuyện từ đây lên đến Tp.HCM, giá sẽ đội lên gấp 2 đến 3 lần, giá cát tăng như vậy buộc chủ xe phải bán theo đà giá tăng.

Thời gian qua, giá thu mua cát xây dựng tăng liên tục khiến doanh nghiệp đua nhau tăng sản lượng khai thác trong lòng hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), dẫn đến vượt các quy định cho phép.

Trước đó, ngày 24/4/2017, UBND tỉnh Tây Ninh đã có quyết định tạm ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trong khu vực lòng hồ Dầu Tiếng để phục vụ công tác kiểm tra, chấn chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp để tiếp tục làm rõ.

Thế nhưng qua kiểm tra, hoạt động khai thác cát trong khu vực lòng hồ Dầu Tiếng vẫn còn một số sai sót, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ một số quy định pháp luật liên quan đến khai thác mỏ, vi phạm luật khoáng sản. Công tác quản lý, phối hợp của các ngành chức năng có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ nên chậm phát hiện, chấn chỉnh xử lý kịp thời các vi phạm, việc quản lý về khối lượng, chất lượng, giá cả, vận chuyện sản phẩm cát còn nhiều bất cập.

Theo số liệu điều tra của Bộ Xây dựng, nhu cầu về cát từ năm 2016 đến 2020 cần xấp xỉ 2,3 tỉ m3. Trong khi đó, trữ lượng hiện nay chỉ cho phép còn hơn 2 tỉ m3. Dự báo đến năm 2020, với mức độ sử dụng cát sẽ đạt khoảng 130 triệu m3/năm thì sẽ không còn cát phục vụ cho xây dựng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME