Gay gắt phản biện Quy hoạch chung Hà Nội
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam mới đây đã có một bản nhận xét về Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Các chuyên gia của hội đã chỉ ra 10 điểm “thiếu sót và bất cập” nhằm cung cấp thông tin phản biện, đặc biệt là về lĩnh vực môi trường. Từ đó, Hội đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chưa thẩm định bản quy hoạch này.
Báo cáo ĐMC phải được hội đồng quốc gia thẩm định
Theo Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, tháng 12/2009, cá nhân ông và tập thể hai hội: Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam và Hội Bảo vệ Tài nguyên & Môi trường đã gửi tới Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị cần phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMC) đầy đủ với Quy hoạch này. Ông Đăng cũng cho rằng, báo cáo này phải được Hội đồng thẩm định môi trường quốc gia thẩm định, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và Nghị định số 80 năm 2006 của Chính phủ quy định tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, TP đều phải lập báo cáo ĐMC đầy đủ và báo cáo phải trình Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định trước khi Thủ tướng phê duyệt.
Tuy vậy, theo GS Đăng, Bộ Xây dựng đã không chấp nhận kiến nghị này mà áp dụng quy định của Luật Quy hoạch Đô thị 2009 coi Quy hoạch chung Hà Nội là quy hoạch xây dựng đô thị loại I độc lập, thông thường, chỉ lập một chương về ĐMC trong bản thuyết minh quy hoạch và không thông qua Hội đồng Thẩm định môi trường quốc gia thẩm định về môi trường. Việc này – theo GS Đăng, là bất hợp lý và xem nhẹ tính đa dạng, phức tạp về mặt bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong quy hoạch.
Các chuyên gia phản biện còn nhận xét rằng, tại mục XII – Đánh giá môi trường chiến lược (trang 104-108) trong bản thuyết minh trình thẩm định của đồ án quy hoạch chỉ là giải trình, minh họa về bảo vệ môi trường mà không đánh giá hết các tác động trực tiếp, gián tiếp, tương hỗ và tích lũy của các giải pháp quy hoạch đối với môi trường tự nhiên, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Không có phần đề xuất điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch trên quan điểm bảo vệ môi trường và không có kiến nghị các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường.
Đi sâu vào phân tích một số yếu tố liên quan tới môi trường, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy hoạch cải tạo, nâng cấp, xanh hóa, hiện địa hóa và giải quyết các vấn đề bức xúc ở đô thị trung tâm của Thủ đô thành một đô thị Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại chính là cái khó nhất, cần có sự tư vấn của các chuyên gia quy hoạch quốc tế giàu kinh nghiệm, còn việc quy hoạch lại hệ thống giao thông rất hiện đại hay hệ thống các chùm đô thị vệ tinh văn minh, hiện đại trên các khu đất trống hoặc phần lớn là trống thì không phải là vấn đề khó.
Với việc quy hoạch thành phố ven sông Hồng, theo các chuyên gia của Hội, đó là việc mạo hiểm và nhiều rủi ro. Ngoài việc phân tích về những vấn đề như phố hóa bờ sông phát triển quỹ đất, tình trạng bồi lắng, xói lở, chỉnh trị dòng sông… các chuyên gia cho rằng, trong thời kỳ biến đổi khí hậu, đặc biệt, điều kiện địa chất của sông Hồng liên quan đến những vết đứt gãy sâu. Các chuyên gia kiến nghị nên giữ theo phương án Quy hoạch Hà Nội trước đây do các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ là: quy hoạch dải đất ven sông Hồng thành thảm cỏ xanh, xây dựng các công viên vui chơi, giải trí, công trình du lịch nhỏ, xinh đẹp và nâng cấp giao thông đường thủy.
Thực chất của Hành lang Xanh
Hành lang Xanh trong bản đồ án được xem là tâm điểm sáng tạo của quy hoạch này nhưng theo các chuyên gia, thực chất Hành lang Xanh chiếm 70% đất Thủ đô lại là đất đồng ruộng, đất nông nghiệp và làng mạc nông thôn, đất rừng và đất bảo tồn đa dạng sinh học hiện có.
Làm rõ cho luận điểm “các loại đất trên còn lớn hơn 70%”, các chuyên gia cho rằng, đáng lý, thuyết minh quy hoạch phải nói rõ đã lấn chiếm hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp để xây dựng đô thị, hệ thống giao thông và phát triển công nghiệp, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước đã bị san lấp.
Thực tế này đặt ra câu hỏi, liệu quy hoạch Hà Nội có bảo tồn được đất nông nghiệp màu mỡ, sản lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực hay không, có ứng phó được với biến đổi khí hậu hay không? “Quy hoạch 70% đất thủ đô là Hành lang Xanh và nói rằng đây là lớn nhất so với Thủ đô các nước trên thế giới là việc làm hoàn toàn giả mạo” – Hội Môi trường Xây dựng khẳng định.
Trong đồ án cũng không đưa ra giải pháp làm tăng diện tích cây trong nội đô để Hà Nội trở thành đô thị xanh và không có mục nào nói đến phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong khi Hà Nội có vườn Quốc gia Ba Vì, khu bảo tồn Sóc Sơn và Hương Tích.
Trong bản kiến nghị, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam còn phân tích một loạt các vấn đề về quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, quy hoạch nghĩa trang, cấp thoát nước….
Hội đã kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ chưa thẩm định đồ án này và yêu cầu Liên danh tư vấn Quốc tế PPJ phải sửa chữa những thiếu sót, điều chỉnh phương án quy hoạch để quy hoạch đạt độ tin cậy, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Việc cần kíp nhất hiện nay là phải thực hiện lập Bảo cáo ĐMC một cách nghiêm túc, Hội đồng Thẩm định Môi trường quốc gia phê chuẩn trước khi trình Chính phủ.
Báo cáo ĐMC phải được hội đồng quốc gia thẩm định
Theo Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, tháng 12/2009, cá nhân ông và tập thể hai hội: Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam và Hội Bảo vệ Tài nguyên & Môi trường đã gửi tới Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị cần phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMC) đầy đủ với Quy hoạch này. Ông Đăng cũng cho rằng, báo cáo này phải được Hội đồng thẩm định môi trường quốc gia thẩm định, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và Nghị định số 80 năm 2006 của Chính phủ quy định tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, TP đều phải lập báo cáo ĐMC đầy đủ và báo cáo phải trình Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định trước khi Thủ tướng phê duyệt.
Tuy vậy, theo GS Đăng, Bộ Xây dựng đã không chấp nhận kiến nghị này mà áp dụng quy định của Luật Quy hoạch Đô thị 2009 coi Quy hoạch chung Hà Nội là quy hoạch xây dựng đô thị loại I độc lập, thông thường, chỉ lập một chương về ĐMC trong bản thuyết minh quy hoạch và không thông qua Hội đồng Thẩm định môi trường quốc gia thẩm định về môi trường. Việc này – theo GS Đăng, là bất hợp lý và xem nhẹ tính đa dạng, phức tạp về mặt bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong quy hoạch.
Các chuyên gia phản biện còn nhận xét rằng, tại mục XII – Đánh giá môi trường chiến lược (trang 104-108) trong bản thuyết minh trình thẩm định của đồ án quy hoạch chỉ là giải trình, minh họa về bảo vệ môi trường mà không đánh giá hết các tác động trực tiếp, gián tiếp, tương hỗ và tích lũy của các giải pháp quy hoạch đối với môi trường tự nhiên, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Không có phần đề xuất điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch trên quan điểm bảo vệ môi trường và không có kiến nghị các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường.
Đi sâu vào phân tích một số yếu tố liên quan tới môi trường, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy hoạch cải tạo, nâng cấp, xanh hóa, hiện địa hóa và giải quyết các vấn đề bức xúc ở đô thị trung tâm của Thủ đô thành một đô thị Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại chính là cái khó nhất, cần có sự tư vấn của các chuyên gia quy hoạch quốc tế giàu kinh nghiệm, còn việc quy hoạch lại hệ thống giao thông rất hiện đại hay hệ thống các chùm đô thị vệ tinh văn minh, hiện đại trên các khu đất trống hoặc phần lớn là trống thì không phải là vấn đề khó.
Với việc quy hoạch thành phố ven sông Hồng, theo các chuyên gia của Hội, đó là việc mạo hiểm và nhiều rủi ro. Ngoài việc phân tích về những vấn đề như phố hóa bờ sông phát triển quỹ đất, tình trạng bồi lắng, xói lở, chỉnh trị dòng sông… các chuyên gia cho rằng, trong thời kỳ biến đổi khí hậu, đặc biệt, điều kiện địa chất của sông Hồng liên quan đến những vết đứt gãy sâu. Các chuyên gia kiến nghị nên giữ theo phương án Quy hoạch Hà Nội trước đây do các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ là: quy hoạch dải đất ven sông Hồng thành thảm cỏ xanh, xây dựng các công viên vui chơi, giải trí, công trình du lịch nhỏ, xinh đẹp và nâng cấp giao thông đường thủy.
Hành lang xanh trong bản Quy hoạch là giả mạo? (Ảnh: T.Xuân)
Thực chất của Hành lang Xanh
Hành lang Xanh trong bản đồ án được xem là tâm điểm sáng tạo của quy hoạch này nhưng theo các chuyên gia, thực chất Hành lang Xanh chiếm 70% đất Thủ đô lại là đất đồng ruộng, đất nông nghiệp và làng mạc nông thôn, đất rừng và đất bảo tồn đa dạng sinh học hiện có.
Làm rõ cho luận điểm “các loại đất trên còn lớn hơn 70%”, các chuyên gia cho rằng, đáng lý, thuyết minh quy hoạch phải nói rõ đã lấn chiếm hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp để xây dựng đô thị, hệ thống giao thông và phát triển công nghiệp, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước đã bị san lấp.
Thực tế này đặt ra câu hỏi, liệu quy hoạch Hà Nội có bảo tồn được đất nông nghiệp màu mỡ, sản lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực hay không, có ứng phó được với biến đổi khí hậu hay không? “Quy hoạch 70% đất thủ đô là Hành lang Xanh và nói rằng đây là lớn nhất so với Thủ đô các nước trên thế giới là việc làm hoàn toàn giả mạo” – Hội Môi trường Xây dựng khẳng định.
Trong đồ án cũng không đưa ra giải pháp làm tăng diện tích cây trong nội đô để Hà Nội trở thành đô thị xanh và không có mục nào nói đến phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong khi Hà Nội có vườn Quốc gia Ba Vì, khu bảo tồn Sóc Sơn và Hương Tích.
Trong bản kiến nghị, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam còn phân tích một loạt các vấn đề về quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, quy hoạch nghĩa trang, cấp thoát nước….
Hội đã kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ chưa thẩm định đồ án này và yêu cầu Liên danh tư vấn Quốc tế PPJ phải sửa chữa những thiếu sót, điều chỉnh phương án quy hoạch để quy hoạch đạt độ tin cậy, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Việc cần kíp nhất hiện nay là phải thực hiện lập Bảo cáo ĐMC một cách nghiêm túc, Hội đồng Thẩm định Môi trường quốc gia phê chuẩn trước khi trình Chính phủ.
Theo Tổ Quốc
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet