Fannie Mae và Freddie Mac có thể sẽ sụp đổ
Phát biểu tại cuộc hội thảo ở Singapore, ông Kenneth Rogoff, hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, dự đoán hai tập đoàn tài chính lớn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac trong vài năm tới có thể sẽ "không còn tồn tại dưới hình thức hiện nay".
Nhận xét của cựu quan chức hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được đưa ra vào lúc cổ phiếu của hai tập đoàn tài chính này rớt điểm tự do trước thông tin về việc các hãng cho vay mua nhà trả góp có khả năng bị quốc hữu hoá. Không hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, ông Rogoff cho rằng tình hình "chưa có lối thoát", thậm chí "sẽ còn tồi tệ hơn nữa".
Ngày 18/8, cổ phiếu của Fannie Mae rớt giá hơn 22%, mất 1,76 USD/cổ phiếu khi đóng cửa với mức 6,15 USD, trong khi cổ phiếu của Freddie Mac tụt điểm gần 25%, mất 1,46 USD và còn ở mức 4,39 USD/cổ phiếu.
Tháng trước, cổ phiếu của Freddie và Fannie lần đầu tiên sụt giá thảm hại trong bối cảnh xuất hiện mối quan ngại rằng hai ngân hàng này cạn kiệt vốn kinh doanh, buộc Chính phủ Mỹ phải có những "bước đi cực đoan" để "hạ nhiệt" cơn hoảng loạn. Hai ngân hàng này là trụ cột của thị trường cho vay mua nhà trả góp ở Mỹ. Thị trường địa ốc trên toàn nước Mỹ ế ẩm khiến nguồn tài chính của hai ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề.
Cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải cắt giảm lãi suất xuống mức 2%. Tuy nhiên, ông Rogoff cho rằng FED đã sai lầm khi cắt giảm lãi suất một cách "đầy kịch tích", vì nó sẽ khiến lạm phát tăng lên trong vài năm tới.
Ngày 18/8, cổ phiếu của Fannie Mae rớt giá hơn 22%, mất 1,76 USD/cổ phiếu khi đóng cửa với mức 6,15 USD, trong khi cổ phiếu của Freddie Mac tụt điểm gần 25%, mất 1,46 USD và còn ở mức 4,39 USD/cổ phiếu.
Tháng trước, cổ phiếu của Freddie và Fannie lần đầu tiên sụt giá thảm hại trong bối cảnh xuất hiện mối quan ngại rằng hai ngân hàng này cạn kiệt vốn kinh doanh, buộc Chính phủ Mỹ phải có những "bước đi cực đoan" để "hạ nhiệt" cơn hoảng loạn. Hai ngân hàng này là trụ cột của thị trường cho vay mua nhà trả góp ở Mỹ. Thị trường địa ốc trên toàn nước Mỹ ế ẩm khiến nguồn tài chính của hai ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề.
Cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải cắt giảm lãi suất xuống mức 2%. Tuy nhiên, ông Rogoff cho rằng FED đã sai lầm khi cắt giảm lãi suất một cách "đầy kịch tích", vì nó sẽ khiến lạm phát tăng lên trong vài năm tới.
Theo TTXVN
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet