Đứng tên chung trên một sổ đỏ
Hỏi: Tôi đang gặp rắc rối trong vấn đề tách sổ đỏ như sau: Năm 2009 tôi có mua một mảnh đất (diện tích 28,5m2) ngày đó chủ nhà chỉ viết tay trong hợp đồng mua bán.
Trước đó chủ nhà đã chuyển nhượng cho cô em gái của ông ta một mảnh bên cạnh nhà tôi diện tích 30m2 nhưng vẫn không tách sổ cho cô em (vì ông chủ đất giải thích phần còn lại không đủ tách nên chưa tách cho cô em). Phần còn lại là phần đã bán nốt cho tôi.
Nay vì sức ép từ nhiều phía, ông chủ đất phải tách cho cô em và có ý định tách 2 nhà chúng tôi (nhà tôi 28,5m2, nhà cô em ông chủ 30m2) tổng cộng 58,5m2 trên 1 sổ. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Thủ tục 2 gia đình nếu được đứng tên chung gồm những gì?
Nguyễn Văn Hòa ([email protected])
Trả lời
Nay vì sức ép từ nhiều phía, ông chủ đất phải tách cho cô em và có ý định tách 2 nhà chúng tôi (nhà tôi 28,5m2, nhà cô em ông chủ 30m2) tổng cộng 58,5m2 trên 1 sổ. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có được đứng tên trên sổ đỏ không? Thủ tục 2 gia đình nếu được đứng tên chung gồm những gì?
Nguyễn Văn Hòa ([email protected])
Trả lời
Ảnh minh họa |
Do trong thư bạn không nêu căn nhà bạn muốn tách thửa thuộc quận nào nên chúng tôi tạm thời nêu quy định chung nhất để bạn tham khảo. Theo quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25-2-2009 của UBND Tp.HCM quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa.
Thửa đất này không được phép tách thửa trong các trường hợp như: khu vực mà pháp luật có quy định phải bảo tồn; các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch được duyệt; đất thuộc khu vực đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ̉ lệ 1/500.
Trường hợp quy hoạch chi tiết này không còn phù hợp, phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định pháp luật trước khi thực hiện tách thửa, việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh; trường hợp vị trí nhà, đất ở thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố.
Nếu thửa đất của bạn tọa lạc tại một trong các địa điểm như quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, trường hợp đối với đất ở chưa có nhà phải có diện tích tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m; đối với đất có nhà hiện hữu phải có diện tích tối thiểu 45m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới > 20m; 36m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới < 20m.
Nếu thửa đất của bạn tọa lạc tại một trong các địa điểm như quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và các thị trấn, các huyện được quy hoạch đô thị hóa, trường hợp đối với đất ở chưa có nhà phải có diện tích tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m; đối với đất có nhà hiện hữu phải có diện tích tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m.
Nếu thửa đất của bạn tọa lạc tại một trong các địa điểm như huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ các thị trấn, các huyện và khu vực thuộc huyện được quy hoạch đô thị hóa, trường hợp đối với đất ở chưa có nhà phải có diện tích tối thiểu 120m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 7m; đối với đất có nhà hiện hữu phải có diện tích tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m.
Trường hợp không đủ điều kiện tách thửa thì hai hộ có thể đứng tên đồng sở hữu trong giấy chủ quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì có nhiều hình thức sở hữu chung, trong đó có hình thức sở hữu chung theo phần phù hợp với trường hợp của gia đình bạn.
Luật sư Lê Thị Hoài Giang
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet