Dùng đèn hợp phong thủy có đem lại may mắn?
Hiện nay nhiều tài liệu phong thuỷ có hướng dẫn cách đem lại may mắn, khắc phục điều xấu trong nội thất bằng đèn.
Xin hỏi quý báo về phong thuỷ điều này có tác dụng gì không, vì tôi nghĩ phong thuỷ trước hết phải là phương hướng, vị trí, vật liệu… mới là quan trọng. Không lẽ chỉ đặt vài ba ngọn đèn là có thể cải tạo nhà từ xấu thành tốt được sao?
Lê Ngọc Thức, P. Tân Thuận Đông, Q.7
Dân dã hay gọi là đặt đèn, thực ra đó chính là thủ pháp dùng ánh sáng để kết nối không gian, hài hoà ngũ hành sinh khắc và kích hoạt đúng các nguồn năng lượng trong không gian sống. Giai đoạn chọn đèn cho nhà thường được các gia chủ tiến hành ở phần hoàn thiện, nhưng thực ra các vị trí đặt đèn và phương cách chiếu sáng đã hình thành từ phần thiết kế cho đến giai đoạn xây thô. Dĩ nhiên phong thuỷ của một ngôi nhà không thể nhờ vào mấy ngọn đèn mà tốt hơn được, nhưng cũng chớ nên xem thường kỹ thuật và nghệ thuật chiếu sáng. Bởi dùng đèn cho đúng, cho khéo chính là đem lại chiếu sáng không gian phù hợp, đúng thời gian cần dùng, đúng cường độ, đúng công năng phòng ốc. Phong thuỷ gọi vấn đề này là đắc dụng, một trong tứ đắc khi hoàn thiện nhà ở (tương tự với kiến trúc cần phải bền vững, hữu dụng, thẩm mỹ và kinh tế).
Một số giải pháp phong thuỷ dùng đến ánh sáng để kích hoạt nguồn khí cũng hay phải làm khi nhà đã xong, tức là tình trạng “mọi sự đã rồi”. Tốt hơn nên xử lý vị trí đặt đèn và cách chiếu sáng từ phần thô, bao gồm việc giao trách nhiệm cho nhà thiết kế có chuyên môn về chiếu sáng, đến việc tham khảo các không gian tương tự để điều chỉnh bố trí đèn kịp thời và tránh các đục đẽo phức tạp về sau. Các vấn đề hay gặp của phần chọn đèn là ánh sáng, màu sắc và chất liệu. Mỗi vấn đề đều chịu tác động của các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong, cần xem xét tổng hoà theo âm dương và ngũ hành của bản thân ngôi nhà và gia chủ, chứ không phải là một mẫu bố trí đèn chung chung nào đó.
Do trung cung của nhà hay căn phòng là vùng ít được ánh sáng bên ngoài, ánh sáng gián tiếp chung quanh chiếu tới, cho nên bố trí đèn tại trung cung luôn là cách thức cơ bản kích hoạt nguồn khí mang tính trọng tâm và lan toả nhiều nhất. Giải pháp phổ biến là dùng đèn chùm, đèn thả, đèn lồng... ở vùng trung tâm và đèn hắt, đèn gián tiếp ở các vùng chung quanh. Vốn là khu vực mang đặc tính của hành thổ nên khu vực trung cung cần quan hệ chặt chẽ với các hành khác theo nguyên tắc phong thuỷ: hoả thăng – thuỷ giáng – thổ bình hoà, hoặc mộc chuyển – kim ẩn – thổ trung dung. Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua chất liệu làm đèn, màu sắc ánh sáng, đường nét của mảng trần và không gian lân cận.
Đối với hệ thống đèn, cần quan niệm thông số chiếu sáng phải đi cùng hình dáng thẩm mỹ. Cho dù bộ đèn có tướng (hình thức) đẹp, dùng vật liệu đắt tiền nhưng không phù hợp với đặc tính sử dụng, không hài hoà với tỷ lệ không gian, đặt sai phương vị và ngũ hành của phòng ốc (phần số), và lại tiêu tốn điện năng nữa… thì chỉ được tướng mà hỏng số. Ngược lại phần số có tính toán chi li mọi thông số liên quan, tiết kiệm điện, dễ thay đổi bảo trì… nhưng lại có hình thức tầm thường sơ sài, không làm đẹp cho không gian thì phần tướng cũng không ổn. Để dung hoà hai phần này, nhà chuyên môn và gia chủ phải cụ thể hoá được các tính toán và bố trí đèn theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: cần đèn cho bàn ăn, thế là mua đèn về treo. Nhưng cái bàn ăn kích thước ra sao, chất liệu gì, màu sắc thế nào, gia đình ăn uống theo dạng nào, thời điểm hay sử dụng đèn đó ra sao… thì nên xem xét kỹ lưỡng.
Phong thuỷ có câu: “Hình nào thì khí ấy” chính là triết lý cần nắm vững để chọn đèn không theo cảm tính hay duy mỹ thuần tuý. Nếu là căn hộ chung cư, trần thấp thì đèn trang trí nên gọn ghẽ, dùng ánh sáng gián tiếp, bổ sung chiếu sáng điểm, hạn chế dùng đèn chùm lớn. Nếu là biệt thự có phòng cao hoặc nhà phố có khoảng thông tầng, giếng trời thì có thể dùng đèn dạng thả, xoắn ốc hay đèn chùm đa điểm giúp không gian bớt hun hút. Còn nếu là nhà vườn kiểu dân dã thì đèn nên chọn loại gần gũi mộc mạc, tăng mộc giảm kim, sử dụng các loại đèn gần với nguồn gốc thiên nhiên như đèn tre, đèn gốm, với sự tiết chế, hoà hợp thiên nhiên chung quanh. Cần hiểu rằng không có kiểu đèn nào là đẹp hay xấu tuyệt đối, vấn đề nằm ở môi trường mà chiếc đèn đó xuất hiện. Khái niệm “đồng thanh đồng thủ” trong dân gian cũng có thể hiểu như sự hài hoà trong phong thuỷ. Và chọn đèn chính là nghệ thuật hướng đến sự hài hoà đó.
Lê Ngọc Thức, P. Tân Thuận Đông, Q.7
Dân dã hay gọi là đặt đèn, thực ra đó chính là thủ pháp dùng ánh sáng để kết nối không gian, hài hoà ngũ hành sinh khắc và kích hoạt đúng các nguồn năng lượng trong không gian sống. Giai đoạn chọn đèn cho nhà thường được các gia chủ tiến hành ở phần hoàn thiện, nhưng thực ra các vị trí đặt đèn và phương cách chiếu sáng đã hình thành từ phần thiết kế cho đến giai đoạn xây thô. Dĩ nhiên phong thuỷ của một ngôi nhà không thể nhờ vào mấy ngọn đèn mà tốt hơn được, nhưng cũng chớ nên xem thường kỹ thuật và nghệ thuật chiếu sáng. Bởi dùng đèn cho đúng, cho khéo chính là đem lại chiếu sáng không gian phù hợp, đúng thời gian cần dùng, đúng cường độ, đúng công năng phòng ốc. Phong thuỷ gọi vấn đề này là đắc dụng, một trong tứ đắc khi hoàn thiện nhà ở (tương tự với kiến trúc cần phải bền vững, hữu dụng, thẩm mỹ và kinh tế).
Không gian thông tầng, không gian trung cung sử dụng đèn thả đem lại tính tập trung và phân bố năng lượng qua ánh sáng có chính phụ rõ rệt. | Một phòng khách đóng trần giật cấp dạng tròn, dùng đèn hắt chạy quanh (thuộc kim) và ánh sáng vàng (thổ) sẽ tạo sự hoà hợp ngũ hành. |
Một số giải pháp phong thuỷ dùng đến ánh sáng để kích hoạt nguồn khí cũng hay phải làm khi nhà đã xong, tức là tình trạng “mọi sự đã rồi”. Tốt hơn nên xử lý vị trí đặt đèn và cách chiếu sáng từ phần thô, bao gồm việc giao trách nhiệm cho nhà thiết kế có chuyên môn về chiếu sáng, đến việc tham khảo các không gian tương tự để điều chỉnh bố trí đèn kịp thời và tránh các đục đẽo phức tạp về sau. Các vấn đề hay gặp của phần chọn đèn là ánh sáng, màu sắc và chất liệu. Mỗi vấn đề đều chịu tác động của các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong, cần xem xét tổng hoà theo âm dương và ngũ hành của bản thân ngôi nhà và gia chủ, chứ không phải là một mẫu bố trí đèn chung chung nào đó.
Do trung cung của nhà hay căn phòng là vùng ít được ánh sáng bên ngoài, ánh sáng gián tiếp chung quanh chiếu tới, cho nên bố trí đèn tại trung cung luôn là cách thức cơ bản kích hoạt nguồn khí mang tính trọng tâm và lan toả nhiều nhất. Giải pháp phổ biến là dùng đèn chùm, đèn thả, đèn lồng... ở vùng trung tâm và đèn hắt, đèn gián tiếp ở các vùng chung quanh. Vốn là khu vực mang đặc tính của hành thổ nên khu vực trung cung cần quan hệ chặt chẽ với các hành khác theo nguyên tắc phong thuỷ: hoả thăng – thuỷ giáng – thổ bình hoà, hoặc mộc chuyển – kim ẩn – thổ trung dung. Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua chất liệu làm đèn, màu sắc ánh sáng, đường nét của mảng trần và không gian lân cận.
Chiếu sáng không gian riêng tư cần chú ý tính tiết chế và tạo điểm nhấn đúng chỗ. |
Đối với hệ thống đèn, cần quan niệm thông số chiếu sáng phải đi cùng hình dáng thẩm mỹ. Cho dù bộ đèn có tướng (hình thức) đẹp, dùng vật liệu đắt tiền nhưng không phù hợp với đặc tính sử dụng, không hài hoà với tỷ lệ không gian, đặt sai phương vị và ngũ hành của phòng ốc (phần số), và lại tiêu tốn điện năng nữa… thì chỉ được tướng mà hỏng số. Ngược lại phần số có tính toán chi li mọi thông số liên quan, tiết kiệm điện, dễ thay đổi bảo trì… nhưng lại có hình thức tầm thường sơ sài, không làm đẹp cho không gian thì phần tướng cũng không ổn. Để dung hoà hai phần này, nhà chuyên môn và gia chủ phải cụ thể hoá được các tính toán và bố trí đèn theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: cần đèn cho bàn ăn, thế là mua đèn về treo. Nhưng cái bàn ăn kích thước ra sao, chất liệu gì, màu sắc thế nào, gia đình ăn uống theo dạng nào, thời điểm hay sử dụng đèn đó ra sao… thì nên xem xét kỹ lưỡng.
Phong thuỷ có câu: “Hình nào thì khí ấy” chính là triết lý cần nắm vững để chọn đèn không theo cảm tính hay duy mỹ thuần tuý. Nếu là căn hộ chung cư, trần thấp thì đèn trang trí nên gọn ghẽ, dùng ánh sáng gián tiếp, bổ sung chiếu sáng điểm, hạn chế dùng đèn chùm lớn. Nếu là biệt thự có phòng cao hoặc nhà phố có khoảng thông tầng, giếng trời thì có thể dùng đèn dạng thả, xoắn ốc hay đèn chùm đa điểm giúp không gian bớt hun hút. Còn nếu là nhà vườn kiểu dân dã thì đèn nên chọn loại gần gũi mộc mạc, tăng mộc giảm kim, sử dụng các loại đèn gần với nguồn gốc thiên nhiên như đèn tre, đèn gốm, với sự tiết chế, hoà hợp thiên nhiên chung quanh. Cần hiểu rằng không có kiểu đèn nào là đẹp hay xấu tuyệt đối, vấn đề nằm ở môi trường mà chiếc đèn đó xuất hiện. Khái niệm “đồng thanh đồng thủ” trong dân gian cũng có thể hiểu như sự hài hoà trong phong thuỷ. Và chọn đèn chính là nghệ thuật hướng đến sự hài hoà đó.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet