Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2003: Thu trắng dự án chậm tiến độ
Thay đổi lớn của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2003 là, những dự án chậm tiến độ quá 24 tháng có thể không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
Siết dự án chậm tiến độ
Phát biểu tại sự kiện công bố xin ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường hôm qua (28/2), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, một trong những thay đổi lớn của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2003 là việc Nhà nước có thể "thu trắng" với những dự án đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng mà không có bất cứ sự bồi thường nào.
Cụ thể, điểm h, khoản 1, Điều 63, Chương VI quy định, việc xử lý đối với trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép chấp thuận cho phép chậm tiến độ một lần và chậm không quá 12 tháng. Trường hợp không được chấp thuận cho chậm tiến độ, hoặc quá thời hạn cho phép được chậm tiến độ nêu trên, thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất và người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
Phát biểu tại sự kiện công bố xin ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường hôm qua (28/2), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, một trong những thay đổi lớn của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2003 là việc Nhà nước có thể "thu trắng" với những dự án đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng mà không có bất cứ sự bồi thường nào.
Cụ thể, điểm h, khoản 1, Điều 63, Chương VI quy định, việc xử lý đối với trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép chấp thuận cho phép chậm tiến độ một lần và chậm không quá 12 tháng. Trường hợp không được chấp thuận cho chậm tiến độ, hoặc quá thời hạn cho phép được chậm tiến độ nêu trên, thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất và người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
Việc điều chỉnh này xuất phát từ thực tế sử dụng đất trong 10 năm qua (từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực) khi có quá nhiều chủ đầu tư kém năng lực "cố tình" chiếm đất thông qua việc lập và xin cấp phép dự án đầu tư. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tháng 1/2013, trong thời gian thi hành Luật Đất đai 2003, tổng diện tích đất đã thu hồi lên đến 728.000 ha (bao gồm 536.000 ha đất nông nghiệp) của gần 1 triệu hộ gia đình. Trong đó, các dự án đầu tư chậm triển khai phải thu hồi lên đến gần 100.000 ha tại 3.673 tổ chức kinh tế; tuy nhiên, cơ quan chức năng mới chỉ xử lý thu hồi lại cho Nhà nước được 24.606 ha của 456 tổ chức, với số tiền xử lý hành chính vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng.
Thực trạng này xuất phát từ quy trình hoàn trả tiền sử dụng đất, tiền bồi thường giá trị đầu tư mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hạ tầng dự án... khá phức tạp; việc thu hồi dự án càng trở nên khó khăn khi việc cấp phép đầu tư được phân cấp cho các địa phương. Để khắc phục tình trạng này, Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn rất nhiều đối với chủ đầu tư dự án so với trước.
Cụ thể, điều kiện giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội là chủ đầu tư phải có năng lực tài chính, phải ký quỹ thực hiện dự án đầu tư. Thu hẹp đối tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Dự án chậm tiến độ quá 24 tháng có thể bị "thu trắng".
Sẽ không thu hồi đất theo dự án
Phân tích những điểm mới trong Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi, ông Lê Thanh Khuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, để thay đổi căn bản tình hình thu hồi đất theo hướng sử dụng tiết kiệm quỹ đất, Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi quy định, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chứ không thu hồi đất theo dự án như trước đây. Ngoài ra, đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác, thì ngoài các căn cứ nêu trên, còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (Điều 50, Chương V).
Việc sử dụng đất thu hồi sẽ được thực hiện theo hướng thu hẹp đối tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Cụ thể, giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 53) được áp dụng đối với trường hợp: hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức; người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh...
Giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 54) được áp dụng đối với trường hợp giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở để bán, hoặc để bán kết hợp cho thuê; giao đất cho tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh.
Việc sử dụng đất thu hồi sẽ được thực hiện theo hướng thu hẹp đối tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Cụ thể, giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 53) được áp dụng đối với trường hợp: hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức; người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh...
Giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 54) được áp dụng đối với trường hợp giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở để bán, hoặc để bán kết hợp cho thuê; giao đất cho tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet