Dự án tỷ đô và chuyện thống kê FDI trong lĩnh vực BĐS
Tại phiên họp kết thúc kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh này, cho biết đang chuẩn bị thủ tục thu hồi dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa.
Đây là dự án do tập đoàn Galileo Investment Group, Inc (Mỹ) đầu tư với số vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, nhưng giai đoạn 1 được cấp phép với số vốn đăng ký 1,68 tỷ USD.
Lý do rút giấy phép là nhà đầu tư không triển khai đầu tư và đã nhiều lần xin trì hoãn dự án; cả việc ký quỹ đầu tư theo quy định cũng không được thực hiện. Hơn nữa, theo kiểm tra thực tế, Galileo Investment Group không đủ năng lực tài chính để đầu tư dự án.
Theo quy hoạch, dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa có tổng diện tích đất sử dụng khoảng 7.656 ha, quy hoạch dọc hai bên bờ sông Ba với mục tiêu trở thành siêu đô thị năng động, hiện đại, hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các lĩnh vực điện ảnh, công nghệ thông tin, giáo dục.
Rút giấy phép một dự án đầu tư sau khi cả chủ đầu tư lẫn chính quyền địa phương đã phải mất nhiều công sức là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng rút giấy phép để tạo cơ hội cho nhà đầu tư khác, cũng như góp phần thúc đẩy các dự án khác và lành mạnh hóa môi trường đầu tư là chuyện phải làm.
Năm 2009, số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 21,48 tỷ USD. Trên thực tế, với việc dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa bị rút giấy phép, con số này đã thay đổi đáng kể.
Kèm theo đó, hàng loạt thống kê kinh tế khác cũng thay đổi theo, vì sự thay đổi này. Điều này đặt ra vấn đề, liệu có nên tiếp tục cách thức thống kê mà theo đó vốn đăng ký vẫn được coi là một yếu tố quan trọng?
Thông lệ quốc tế không coi trọng vốn đăng ký như Việt Nam mà họ quan tâm đến vốn thực hiện. Các tổ chức quốc tế khi đánh giá FDI vào các quốc gia đều sử dụng con số vốn thực hiện, nên dễ hiểu là tại sao thống kê FDI vào Việt Nam của WB hay IMF luôn thấp hơn thống kê của Tổng cục Thống kê.
Tiến sỹ Curt Nestor, một chuyên gia của Đại học Goterborg (Thụy Điển) và là người có nhiều năm sống và nghiên cứu về FDI Việt Nam, nói rằng thống kê số liệu FDI sẽ là căn cứ quan trọng cho quyết sách của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như của cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên cần phải sát với thực tế.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Curt Nestor chỉ ra rằng có không dưới 40 cách tính khác nhau để xác định lượng vốn FDI đã đổ vào Việt nam trong suốt những năm cuối của thập kỷ 90.
Trong số này, các số liệu báo cáo về FDI của các tổ chức quốc tế thường rất trùng khớp, nếu không muốn nói là giống hệt nhau bởi vì các số liệu này được lấy từ cùng một nguồn.
Định nghĩa về FDI được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do IMF/OECD đưa ra là dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán. Nói một cách vắn tắt, định nghĩa tiêu chuẩn của IMF/OECD về FDI là một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty mẹ) ở một quốc gia thực hiện một dự án đầu tư tại một quốc gia khác bằng cách thiết lập một công ty có vốn FDI (công ty con) tại quốc gia đó.
Theo đó, dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia nghĩa là nguồn tài chính do nhà đầu tư cấp trực tiếp cho công ty con và bao gồm ba thành phần chính là: vốn cổ phần, khoản tái đầu tư và các khoản vay nội bộ từ công ty mẹ.
Hiện tại, cách thống kê của Việt Nam vẫn dựa vào các báo cáo bắt buộc mà các doanh nghiệp FDI báo cáo lên các tỉnh thành, sau đó định kỳ gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp và các địa phương cũng thực hiện báo cáo đầy đủ và đúng thời gian nên độ chính xác của các số liệu là một dấu hỏi lớn. Vào năm 2008, số liệu thống kê tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đã được công bố hai lần với sự khác biệt lên tới 4 tỷ USD. Trong khi đó, số liệu của các tổ chức quốc tế về nguồn vốn FDI thực hiện của Việt Nam được báo cáo dựa trên những thông tin mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp và như vậy các số liệu này thể hiện khái niệm về cán cân thanh toán và chỉ giới hạn trong ba thành phần như đã nêu ở trên.
Theo TS. Curt, vốn cam kết chỉ phản ánh giá trị đầu tư ước tính của dự án và như vậy thì không thể so sánh với vốn thực hiện dựa trên các cách tính về cán cân thanh toán. Điều này sẽ rất đúng trong trường hợp các dự án bất động sản.
Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng một nhà đầu tư nước ngoài đăng ký một dự án bất động sản với vốn đăng ký 10 tỷ USD sẽ lần lượt giải ngân hết số tiền này. Họ có thể chỉ bỏ ra vài chục triệu USD để làm các hạng mục ban đầu, sau đó dùng tiền từ việc bán sản phẩm (nhà, đất) của mình để tái đầu tư vào các hạng mục tiếp theo để nâng dần tổng vốn đầu tư suốt đời dự án lên con số 10 tỷ USD.
Việc tái đầu tư trong phạm vi Việt Nam là rất tốt trên phương diện đầu tư, nhưng không được tính là FDI nếu nhà đầu tư không… chuyển lợi nhuận ra nước ngoài rồi chuyển ngược trở lại dưới dạng vốn hoặc cho vay.
Trên bảng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, theo cách tính của IMF/OECD, sẽ vẫn chỉ là vài chục triệu USD ban đầu. Chênh lệch giữa thống kê của Việt Nam và các tổ chức quốc tế ngày càng giãn ra, một phần cũng vì các dự án kiểu như vậy.
Lý do rút giấy phép là nhà đầu tư không triển khai đầu tư và đã nhiều lần xin trì hoãn dự án; cả việc ký quỹ đầu tư theo quy định cũng không được thực hiện. Hơn nữa, theo kiểm tra thực tế, Galileo Investment Group không đủ năng lực tài chính để đầu tư dự án.
Theo quy hoạch, dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa có tổng diện tích đất sử dụng khoảng 7.656 ha, quy hoạch dọc hai bên bờ sông Ba với mục tiêu trở thành siêu đô thị năng động, hiện đại, hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các lĩnh vực điện ảnh, công nghệ thông tin, giáo dục.
Rút giấy phép một dự án đầu tư sau khi cả chủ đầu tư lẫn chính quyền địa phương đã phải mất nhiều công sức là chuyện chẳng đặng đừng. Nhưng rút giấy phép để tạo cơ hội cho nhà đầu tư khác, cũng như góp phần thúc đẩy các dự án khác và lành mạnh hóa môi trường đầu tư là chuyện phải làm.
Năm 2009, số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 21,48 tỷ USD. Trên thực tế, với việc dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa bị rút giấy phép, con số này đã thay đổi đáng kể.
Kèm theo đó, hàng loạt thống kê kinh tế khác cũng thay đổi theo, vì sự thay đổi này. Điều này đặt ra vấn đề, liệu có nên tiếp tục cách thức thống kê mà theo đó vốn đăng ký vẫn được coi là một yếu tố quan trọng?
Thông lệ quốc tế không coi trọng vốn đăng ký như Việt Nam mà họ quan tâm đến vốn thực hiện. Các tổ chức quốc tế khi đánh giá FDI vào các quốc gia đều sử dụng con số vốn thực hiện, nên dễ hiểu là tại sao thống kê FDI vào Việt Nam của WB hay IMF luôn thấp hơn thống kê của Tổng cục Thống kê.
Tiến sỹ Curt Nestor, một chuyên gia của Đại học Goterborg (Thụy Điển) và là người có nhiều năm sống và nghiên cứu về FDI Việt Nam, nói rằng thống kê số liệu FDI sẽ là căn cứ quan trọng cho quyết sách của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như của cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên cần phải sát với thực tế.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Curt Nestor chỉ ra rằng có không dưới 40 cách tính khác nhau để xác định lượng vốn FDI đã đổ vào Việt nam trong suốt những năm cuối của thập kỷ 90.
Trong số này, các số liệu báo cáo về FDI của các tổ chức quốc tế thường rất trùng khớp, nếu không muốn nói là giống hệt nhau bởi vì các số liệu này được lấy từ cùng một nguồn.
Định nghĩa về FDI được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do IMF/OECD đưa ra là dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán. Nói một cách vắn tắt, định nghĩa tiêu chuẩn của IMF/OECD về FDI là một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty mẹ) ở một quốc gia thực hiện một dự án đầu tư tại một quốc gia khác bằng cách thiết lập một công ty có vốn FDI (công ty con) tại quốc gia đó.
Theo đó, dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia nghĩa là nguồn tài chính do nhà đầu tư cấp trực tiếp cho công ty con và bao gồm ba thành phần chính là: vốn cổ phần, khoản tái đầu tư và các khoản vay nội bộ từ công ty mẹ.
Hiện tại, cách thống kê của Việt Nam vẫn dựa vào các báo cáo bắt buộc mà các doanh nghiệp FDI báo cáo lên các tỉnh thành, sau đó định kỳ gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp và các địa phương cũng thực hiện báo cáo đầy đủ và đúng thời gian nên độ chính xác của các số liệu là một dấu hỏi lớn. Vào năm 2008, số liệu thống kê tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đã được công bố hai lần với sự khác biệt lên tới 4 tỷ USD. Trong khi đó, số liệu của các tổ chức quốc tế về nguồn vốn FDI thực hiện của Việt Nam được báo cáo dựa trên những thông tin mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp và như vậy các số liệu này thể hiện khái niệm về cán cân thanh toán và chỉ giới hạn trong ba thành phần như đã nêu ở trên.
Theo TS. Curt, vốn cam kết chỉ phản ánh giá trị đầu tư ước tính của dự án và như vậy thì không thể so sánh với vốn thực hiện dựa trên các cách tính về cán cân thanh toán. Điều này sẽ rất đúng trong trường hợp các dự án bất động sản.
Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng một nhà đầu tư nước ngoài đăng ký một dự án bất động sản với vốn đăng ký 10 tỷ USD sẽ lần lượt giải ngân hết số tiền này. Họ có thể chỉ bỏ ra vài chục triệu USD để làm các hạng mục ban đầu, sau đó dùng tiền từ việc bán sản phẩm (nhà, đất) của mình để tái đầu tư vào các hạng mục tiếp theo để nâng dần tổng vốn đầu tư suốt đời dự án lên con số 10 tỷ USD.
Việc tái đầu tư trong phạm vi Việt Nam là rất tốt trên phương diện đầu tư, nhưng không được tính là FDI nếu nhà đầu tư không… chuyển lợi nhuận ra nước ngoài rồi chuyển ngược trở lại dưới dạng vốn hoặc cho vay.
Trên bảng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, theo cách tính của IMF/OECD, sẽ vẫn chỉ là vài chục triệu USD ban đầu. Chênh lệch giữa thống kê của Việt Nam và các tổ chức quốc tế ngày càng giãn ra, một phần cũng vì các dự án kiểu như vậy.
(Theo Vneconomy)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet