Theo ước tính có khoảng 23.000 hộ dân sẽ phải di dời...

Thống kê của Viện Quy hoạch thuỷ lợi, hiện có tới 42.000 hộ dân đang sinh sống, lấn chiếm phía ngoài đê chính sông Hồng ở Hà Nội. Phía bờ Nam sông có gần 30.000 hộ dân, phía bờ Bắc có khoảng 12.000 hộ.
 
Nhiều hộ dân sinh sống, lấn chiếm phía ngoài đê chính sông Hồng ở Hà Nội sẽ phải di dời. Ảnh: L.X

Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch thuỷ lợi, đứng đầu “danh sách” lấn chiếm là các phường Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá. Các xã Võng La, Đại Mạch bị lấn chiếm mạnh vì ở vị trí đắc địa, gần khu công nghiệp Thăng Long. Theo dự án Quy hoạch vùng thoát lũ, 23.000 hộ dân trong tổng số 42.000 hộ dân sẽ phải di dời. Tổng chi phí di dân dự kiến lên tới 19.000 tỉ đồng. Trong dự án quy hoạch chỉ có huyện Gia Lâm và làng cổ Bát Tràng không phải di dời dân. Thay đó sẽ là phương án xây kè bê tông kiên cố để bảo vệ.

Tại hội nghị báo cáo, xin ý kiến về dự án Lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội (dự án hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Seoul, Hàn Quốc) diễn ra cuối tuần qua, cũng có những ý kiến khác nhau về việc thoát lũ sông Hồng.
 
Phương án nâng cao bãi Tứ Liên để làm công viên ven sông mà Tổ dự án sông Hồng đưa ra, ông Vũ Hồng Châu (Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) cho rằng, sẽ làm tăng cục bộ mực nước tại thượng lưu, kéo theo việc làm gia tăng mức phân lũ sang sông Đuống, làm giảm khả năng thoát lũ về phía cầu Long Biên khoảng 10%.
 
Liên quan đến phương án nạo vét lòng sông và cắt gọt bãi sông với khối lượng khoảng 21 triệu mét khối nước mà các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra, ông Vũ Hồng Châu cũng cho rằng ít tính khả thi. Thậm chí khó kiểm soát do đặc trưng sông Hồng có lượng phù sa lớn, có thể dễ dàng bị bồi lại trong khoảng thời gian ngắn ngay sau khi nạo vét lòng sông.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi phương án tác động đến lòng sông, dòng chảy sông... đều có thể ảnh hưởng đến việc thoát lũ của cả một khu vực đồng bằng từ Hà Nội đến các địa phương khác. Nên có phương án chỉnh trị lòng sông, bãi giữa cũng như hai bên bờ sông để có sự điều chỉnh hợp lý khi mùa lũ về.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học đã yêu cầu Viện Quy hoạch Thuỷ lợi cần phải tính toán kỹ lưỡng, xem xét thống nhất các phương án phòng chống, thoát lũ của Dự án Quy hoạch vùng thoát lũ sông Hồng (vừa trình TP) với Dự án thoát lũ nằm trong Dự án xây dựng TP bên sông của các chuyên gia Hàn Quốc.
 
Ông Học nhấn mạnh, việc quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội làm cho bộ mặt Thủ đô sạch đẹp, nhưng phải đảm bảo an toàn cho người dân. Các phương án chi tiết, cụ thể sẽ được xác lập sau khi thống nhất về quy hoạch cơ bản.
 
Theo GĐXH

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME