Nguyên nhân dẫn của việc chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn này là do việc giải phóng mặt bằng quá chậm (có dự án chậm đến 34 tháng), bên cạnh đó vốn đầu tư cho một số dự án thành phần cũng chưa bố trí được. Tổng số chi phí tăng thêm đến hết năm 2011 là khoảng 421 tỷ đồng/5.950 tỷ đồng, chưa tính phần chi phí giải phóng mặt bằng phát sinh.

Một nguyên nhân quan trọng cũng được đề cập trong văn bản của Chính phủ là công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ GTVT và Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chưa thật quyết liệt, một số khâu còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với chiều dài 3.167km, đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam, đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010 - 2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Dự án thành phần quy mô 2 làn xe nằm ở giai đoạn 2 nhưng phải chuyển sang đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2015. 

(Theo SGGP)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME