Đông Anh - Hà Nội: Giám đốc "bán" nhà, đẩy dân ra đường?
Gần 1 năm qua, cuộc sống của các hộ dân ở khu tập thể Công ty Đường 126, thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông I, Bộ GTVT (tổ 22, thị trấn Đông Anh) bị đe dọa nghiêm trọng.
Hiện tại, cuộc sống của các hộ gia đình, sống ở đây từ mấy chục năm qua đang khốn đốn vì mất... nhà.
Ngày 18/8/2008, ông Liêm đã ký biên bản chuyển giao nợ cho DATC. Tiếp đó, trong quá trình giao nhận tài sản để xử lý thu hồi nợ, ngày 1/11/2010, ông Liêm đã đồng ý bàn giao tài sản là khu nhà xưởng cấp 4 (gồm cả khu tập thể) gắn liền với quyền sử dụng 5.400m2 đất tại tổ 22, thị trấn Đông Anh. Ngày 27/12/2010, DATC đã tổ chức bán đấu giá khu nhà xưởng cấp 4 trên. Mua lại khu đất là Công ty TNHH Cơ khí chính xác Thúy Hùng (Công ty Thúy Hùng).
Trong quá trình bàn giao nợ, ông Liêm 2 lần gửi quyết định yêu cầu các gia đình phải thu xếp ra khỏi nhà để bàn giao cho chủ sở hữu mới. Quá bàng hoàng và lo lắng, các hộ dân trực tiếp gặp ông Liêm để hỏi rõ sự việc. Câu trả lời mà ông Liêm dành cho những người lao động đã gắn bó gần cả cuộc đời với Công ty là “không còn trách nhiệm gì” và “muốn đi đâu hỏi thì đi”. Với tư cách là chủ sở hữu mới, Công ty Thúy Hùng cũng có thông báo yêu cầu các hộ gia đình phải di dời để bàn giao lại đất cho họ.
Đáng nói là, khu nhà xưởng mà ông Liêm ký bàn giao cho DATC là khu đất Công ty Đường 126 thuê của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội, thời hạn 20 năm, kể từ 1/1/1996. Tại Điều 3 của hợp đồng thuê đất nêu rõ: “Trong thời gian thực hiện hợp đồng thuê đất, Bên thuê đất không được chuyển giao quyền sử dụng khu đất cho tổ chức hoặc cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào”. Thế nhưng, không hiểu do vô tình hay cố ý, ông Liêm đã “quên” nội dung này trong hợp đồng thuê đất?!
Được biết, hầu hết các hộ dân trong khu tập thể của xưởng đều là cán bộ công nhân viên trong Công ty Đường 126. Đa số sinh sống ổn định tại đây từ đầu những năm 1980, đã được cấp sổ hộ khẩu.
Từ khi ông Liêm ký giấy tờ “bán” khu nhà xưởng này. Cuộc sống của các hộ gia đình lâm vào cảnh khốn cùng! Một nhóm người mặt mũi bặm trợn thường xuyên đến gây rối, đập phá khiến người dân hết sức hoang mang.
Ngày 16/7 vừa qua, một nhóm người lạ mặt tiếp tục vào đập phá, đổ gạch ngói, cây cối, chặn lối ra vào nhà bà Bình. Lập tức, gia đình này phải đưa mẹ già và 2 con nhỏ đi… lánh nạn!
Tất cả những sự việc nói trên, các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông I, Bộ Giao thông - Vận tải, chính quyền các cấp nhưng vẫn không nhận được sự hỗ trợ. Mọi việc tiếp tục rơi vào… im lặng!
Đề cập đến vấn đề này, theo GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, “đây là hiện tượng sai lầm rất nghiêm trọng”.
GS. Đặng Hùng Võ cho biết: “Về nguyên tắc, đất thuê của Nhà nước và trả tiền hàng năm, không được thế chấp. Công ty mang đất đi thế chấp là công ty sai. Đặc biệt, trên đất đã có khu nhà ở của công nhân. Ngân hàng nhận thế chấp đất đó, ngân hàng cũng sai. Lẽ ra, khi khảo sát, ngân hàng phải phát hiện ra điều này. DATC tiếp nhận khoản nợ từ ngân hàng là cái sai tiếp theo. Đáng ra, khi tiếp nhận, DATC cũng phải biết tài sản đó cụ thể là gì, việc thế chấp là đúng hay không đúng. Cuối cùng, Công ty Thúy Hùng mua lại khu nhà xưởng và gây ảnh nghiêm trọng đến các hộ dân là hoàn toàn sai. Theo tôi, việc thế chấp đó phải được xử lý lại. Không thể đã sai rồi lại cứ đi theo cái sai”.
“Quyền lợi của những hộ dân này, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải được bảo vệ. Bởi vì, họ đã sinh sống ổn định ở đó từ đầu những năm 1980, thậm chí trước Luật Đất đai năm 1993. Vậy thì, phải giải quyết cho họ theo tinh thần của Nghị định 61. Hơn nữa, họ đã được cấp hộ khẩu. Theo luật cũ của Hà Nội, có hộ khẩu, nghĩa là thừa nhận đã có nhà ở” - GS. Đặng Hùng Võ nói.
Hiện tại, cuộc sống của những người dân này vẫn đang rất lao đao. Hi vọng, các cấp chính quyền, Sở Tài nguyên - Môi trường Tp. Hà Nội xem xét, làm rõ sự việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Giám đốc “bán” nhà, đẩy công nhân vào cảnh khốn cùng
Tháng 6/2004, Giám đốc Công ty Đường 126 Nguyễn Đại Liêm ký “Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản” với Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam - Chi nhánh NHCT Đông Anh, để vay 1 tỷ đồng. Do không trả được nợ, NHCT Việt Nam đã bán khoản nợ trên cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), Bộ Tài chính.Ngày 18/8/2008, ông Liêm đã ký biên bản chuyển giao nợ cho DATC. Tiếp đó, trong quá trình giao nhận tài sản để xử lý thu hồi nợ, ngày 1/11/2010, ông Liêm đã đồng ý bàn giao tài sản là khu nhà xưởng cấp 4 (gồm cả khu tập thể) gắn liền với quyền sử dụng 5.400m2 đất tại tổ 22, thị trấn Đông Anh. Ngày 27/12/2010, DATC đã tổ chức bán đấu giá khu nhà xưởng cấp 4 trên. Mua lại khu đất là Công ty TNHH Cơ khí chính xác Thúy Hùng (Công ty Thúy Hùng).
Khu tập thể các hộ dân sống mấy chục năm qua đã có nhà bị phá dột |
Trong quá trình bàn giao nợ, ông Liêm 2 lần gửi quyết định yêu cầu các gia đình phải thu xếp ra khỏi nhà để bàn giao cho chủ sở hữu mới. Quá bàng hoàng và lo lắng, các hộ dân trực tiếp gặp ông Liêm để hỏi rõ sự việc. Câu trả lời mà ông Liêm dành cho những người lao động đã gắn bó gần cả cuộc đời với Công ty là “không còn trách nhiệm gì” và “muốn đi đâu hỏi thì đi”. Với tư cách là chủ sở hữu mới, Công ty Thúy Hùng cũng có thông báo yêu cầu các hộ gia đình phải di dời để bàn giao lại đất cho họ.
Đáng nói là, khu nhà xưởng mà ông Liêm ký bàn giao cho DATC là khu đất Công ty Đường 126 thuê của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội, thời hạn 20 năm, kể từ 1/1/1996. Tại Điều 3 của hợp đồng thuê đất nêu rõ: “Trong thời gian thực hiện hợp đồng thuê đất, Bên thuê đất không được chuyển giao quyền sử dụng khu đất cho tổ chức hoặc cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào”. Thế nhưng, không hiểu do vô tình hay cố ý, ông Liêm đã “quên” nội dung này trong hợp đồng thuê đất?!
Được biết, hầu hết các hộ dân trong khu tập thể của xưởng đều là cán bộ công nhân viên trong Công ty Đường 126. Đa số sinh sống ổn định tại đây từ đầu những năm 1980, đã được cấp sổ hộ khẩu.
Từ khi ông Liêm ký giấy tờ “bán” khu nhà xưởng này. Cuộc sống của các hộ gia đình lâm vào cảnh khốn cùng! Một nhóm người mặt mũi bặm trợn thường xuyên đến gây rối, đập phá khiến người dân hết sức hoang mang.
Ngày 16/7 vừa qua, một nhóm người lạ mặt tiếp tục vào đập phá, đổ gạch ngói, cây cối, chặn lối ra vào nhà bà Bình. Lập tức, gia đình này phải đưa mẹ già và 2 con nhỏ đi… lánh nạn!
Tất cả những sự việc nói trên, các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông I, Bộ Giao thông - Vận tải, chính quyền các cấp nhưng vẫn không nhận được sự hỗ trợ. Mọi việc tiếp tục rơi vào… im lặng!
Quyền lợi của người dân đang bị xâm phạm
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Chước - nguyên Giám đốc Công ty Đường 126 (năm 1984-1987) cho rằng, “đây là hành động vô lương tâm, vô trách nhiệm! Anh em công nhân đã lăn lộn ngày đêm để gây dựng, phát triển công ty vậy mà bây giờ công lao của anh em lại bị phủi tay như thế”. Ông Trần Danh Nhiên - nguyên Giám đốc Công ty Đường 126 (năm 1996 - 2004) cũng cho biết: “Về mặt chính sách như vậy sai. Về tình người cũng không hợp đạo lý. Lẽ ra trước khi ngân hàng thu, công ty phải bố trí nơi ở khác cho công nhân”.Đề cập đến vấn đề này, theo GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, “đây là hiện tượng sai lầm rất nghiêm trọng”.
GS. Đặng Hùng Võ cho biết: “Về nguyên tắc, đất thuê của Nhà nước và trả tiền hàng năm, không được thế chấp. Công ty mang đất đi thế chấp là công ty sai. Đặc biệt, trên đất đã có khu nhà ở của công nhân. Ngân hàng nhận thế chấp đất đó, ngân hàng cũng sai. Lẽ ra, khi khảo sát, ngân hàng phải phát hiện ra điều này. DATC tiếp nhận khoản nợ từ ngân hàng là cái sai tiếp theo. Đáng ra, khi tiếp nhận, DATC cũng phải biết tài sản đó cụ thể là gì, việc thế chấp là đúng hay không đúng. Cuối cùng, Công ty Thúy Hùng mua lại khu nhà xưởng và gây ảnh nghiêm trọng đến các hộ dân là hoàn toàn sai. Theo tôi, việc thế chấp đó phải được xử lý lại. Không thể đã sai rồi lại cứ đi theo cái sai”.
“Quyền lợi của những hộ dân này, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải được bảo vệ. Bởi vì, họ đã sinh sống ổn định ở đó từ đầu những năm 1980, thậm chí trước Luật Đất đai năm 1993. Vậy thì, phải giải quyết cho họ theo tinh thần của Nghị định 61. Hơn nữa, họ đã được cấp hộ khẩu. Theo luật cũ của Hà Nội, có hộ khẩu, nghĩa là thừa nhận đã có nhà ở” - GS. Đặng Hùng Võ nói.
Hiện tại, cuộc sống của những người dân này vẫn đang rất lao đao. Hi vọng, các cấp chính quyền, Sở Tài nguyên - Môi trường Tp. Hà Nội xem xét, làm rõ sự việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
(Theo Công lý)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet