Đòi thù lao quản lý di sản
Hỏi: Trong thời gian chung sống với nhau, cha mẹ tôi đã có với nhau 6 người con trai và tạo lập được một căn nhà mặt tiền ở quận 3 (Tp.HCM). Trong đó, tôi là người con thứ 4 trong 6 anh em. Sau đó, lần lượt từ năm 1984 - 1992 ba tôi và ba người anh lớn qua đời. Vì nhà ba mẹ tôi đang ở chưa có giấy tờ hợp lệ nên thể theo nguyện vọng của mẹ, tôi đã tiến hành các thủ tục và được cấp giấy hợp thức hóa chủ quyền nhà.
Đến năm 1998 mẹ tôi có ý định bán căn nhà trên để chia cho các con và các cháu với giá bán là 190 lượng vàng SJC. Hai người em và một cháu nội (thừa kế thế vị) đồng ý bán, tuy nhiên tôi không đồng ý nên việc bán nhà không thực hiện. Năm 2002 mẹ tôi mất. Sau đó, tôi đã thay mặt các em, các cháu trong gia đình kê khai di sản thừa kế và đóng thuế trước bạ nhà đất, tìm kiếm và thương thảo với khách cho thuê nhà nhằm mang lợi nhuận chia cho các em và các cháu.
Như vậy, với những gì tôi trình bày trên đây về công sức quản lý bảo quản di sản và làm tăng giá trị tài sản chung trong hàng chục năm trời thì tôi có thể yêu cầu các thừa kế chi trả thù lao cho mình hay không? Trong trường hợp thương thảo mà không được chấp nhận thì tôi có thể khởi kiện ra tòa không?
Phạm Văn Phúc
Người quản lý di sản sẽ hưởng thù lao theo thảo thuận với |
Trả lời:
Căn cứ vào những lời ông trình bày thì ông là người quản lý di sản do ba mẹ để lại từ trước đến nay. Theo điều 640 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền của người quản lý di sản thì ông được quyền hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế.
Trong trường hợp những đồng thừa kế không thực hiện nghĩa vụ của mình thì ông hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư Lê Văn Đức
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet