Doanh nghiệp thép đặt cược vào việc tìm vốn
Ngành thép hiện dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp khó có cửa tìm vốn tại các ngân hàng sau thời gian dài đầu tư ồ ạt, kém hiệu quả. Do vậy, nhiều phương án tìm vốn, giữ doanh nghiệp đã và đang ráo riết được thực hiện.
Cuối tháng 5, Thép Việt Ý (VIS) đã hoàn thành phương án phát hành 19,22 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung qua hình thức hoán đổi cổ phiếu của họ lấy cổ phiếu của công ty cổ phần luyện thép Sông Đà (SDS) theo tỷ lệ 1 cổ phiếu của VIS đổi 1,31 cổ phiếu của SDS, nhằm hoàn thành phương án sát nhập SDS vào VIS.
Giới phân tích nhận định rằng việc sáp nhập này là một hình thức lách chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán thành công vì SDS thua lỗ 276 tỉ đồng trong năm 2011 không thể lên sàn, tăng vốn điều lệ. Nhiều cổ đông VIS phàn nàn rằng việc doanh nghiệp lãi lớn hơn 1.000 tỉ đồng trong năm 2011 như VIS mà gánh doanh nghiệp lỗ cùng khoản nợ hơn 2.605 tỉ đồng (vay ngắn, dài hạn và chi phí lãi vay) thì gánh nặng tài chính, trả nợ sẽ nhân lên nhiều lần, làm suy giảm năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng có một sự thật khác là nếu không sáp nhập, VIS (nắm 43,17% cổ phần) và tập đoàn mẹ Sông Đà (nắm 23% cổ phần) tại SDS đều có nguy cơ mất vốn hoàn toàn.
Vấn đề thua lỗ lớn của một doanh nghiệp thép nhỏ đã được giải quyết bằng đường vòng như vậy trong điều kiện sản xuất kinh doanh, vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp thép ngày một trở nên khó khăn.
Còn ở các doanh nghiệp lớn, bài toán tiếp tục đầu tư, phát triển theo cách nào cũng đang là một thách đố. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO) đối mặt bài toán liệu có thể hoàn thành Dự án mở rộng giai đoạn 2, nâng công suất luyện phôi từ 500.000 tấn hiện có lên 1 triệu tấn/năm hay không. Dự án này bắt tay vào xây dựng từ năm 2007 và dự kiến vận hành trong năm 2011 với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng. Nhưng nền kinh tế những năm gần đây không còn thuận lợi như thời điểm TISCO ra quyết định đầu tư. Cộng với việc TISCO sau cổ phần hoá đã không còn tiếp tục nhận được ưu đãi của Nhà nước để vay vốn rẻ của ngân hàng Phát triển (VDB) nên dự án đã tạm dừng cho đến khi tái khởi động lại tháng 11.2009 cho đến nay.
Báo cáo tài chính năm 2011 đã kiểm toán của TISCO cho thấy, dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất công ty gang thép Thái Nguyên – giai đoạn 2” đến hết năm 2011 đã thực hiện là 2.962 tỉ đồng/3.843 tỉ đồng tổng vốn đầu tư theo dự toán. Thực tế đợt kiểm tra của bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng hồi tháng 2 năm nay cho thấy, dự án đã bị chậm tiến độ rất nhiều. Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Khâm, chủ tịch HĐQT TISCO đề nghị bộ Công thương báo cáo Chính phủ có phương án bố trí vốn cho dự án để chi trả các nhà thầu. Tuy nhiên, đề nghị này không thể thực hiện được vì đầu tư từ ngân sách hay các khoản vay ưu đãi đã bị thắt chặt.
Vấn đề đặt ra ở đây là dù khó khăn đến đâu, đối với TISCO, càng kéo dài dự án thì khả năng quay vòng đồng vốn càng mờ mịt.
Nhu cầu tìm vốn cho dự án đã trở nên bức thiết, dẫn đến việc nghị quyết của ĐHCĐ TISCO thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp hồi tháng 4 vừa qua, với số lượng 1.000 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động và vốn đầu tư cho dự án, thời điểm phát hành còn đang được cân nhắc trong năm nay. Chỉ có điều phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỉ đồng liệu có thấm vào đâu so với hơn 5.000 tỉ dự kiến còn thiếu cho dự án sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư?
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng: dù TISCO chỉ là một trong số các doanh nghiệp thép đang gặp khó tại Việt Nam, nhưng tên tuổi của họ và hiệu quả đầu tư dự án lớn như thế sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có phương án vay vốn, sử dụng đồng vốn hiệu quả, được cân nhắc và thẩm định kỹ càng chứ không thể “đặt cược” hiệu quả vào các bài toán tìm vốn.
Đó cũng là một phần bức tranh của các doanh nghiệp ngành thép khi làn sóng đầu tư ồ ạt đi qua.
Ngành thép hiện dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp khó có cửa tìm vốn tại các ngân hàng sau thời gian dài đầu tư ồ ạt, kém hiệu quả. |
Giới phân tích nhận định rằng việc sáp nhập này là một hình thức lách chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán thành công vì SDS thua lỗ 276 tỉ đồng trong năm 2011 không thể lên sàn, tăng vốn điều lệ. Nhiều cổ đông VIS phàn nàn rằng việc doanh nghiệp lãi lớn hơn 1.000 tỉ đồng trong năm 2011 như VIS mà gánh doanh nghiệp lỗ cùng khoản nợ hơn 2.605 tỉ đồng (vay ngắn, dài hạn và chi phí lãi vay) thì gánh nặng tài chính, trả nợ sẽ nhân lên nhiều lần, làm suy giảm năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng có một sự thật khác là nếu không sáp nhập, VIS (nắm 43,17% cổ phần) và tập đoàn mẹ Sông Đà (nắm 23% cổ phần) tại SDS đều có nguy cơ mất vốn hoàn toàn.
Vấn đề thua lỗ lớn của một doanh nghiệp thép nhỏ đã được giải quyết bằng đường vòng như vậy trong điều kiện sản xuất kinh doanh, vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp thép ngày một trở nên khó khăn.
Còn ở các doanh nghiệp lớn, bài toán tiếp tục đầu tư, phát triển theo cách nào cũng đang là một thách đố. Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO) đối mặt bài toán liệu có thể hoàn thành Dự án mở rộng giai đoạn 2, nâng công suất luyện phôi từ 500.000 tấn hiện có lên 1 triệu tấn/năm hay không. Dự án này bắt tay vào xây dựng từ năm 2007 và dự kiến vận hành trong năm 2011 với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng. Nhưng nền kinh tế những năm gần đây không còn thuận lợi như thời điểm TISCO ra quyết định đầu tư. Cộng với việc TISCO sau cổ phần hoá đã không còn tiếp tục nhận được ưu đãi của Nhà nước để vay vốn rẻ của ngân hàng Phát triển (VDB) nên dự án đã tạm dừng cho đến khi tái khởi động lại tháng 11.2009 cho đến nay.
Báo cáo tài chính năm 2011 đã kiểm toán của TISCO cho thấy, dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất công ty gang thép Thái Nguyên – giai đoạn 2” đến hết năm 2011 đã thực hiện là 2.962 tỉ đồng/3.843 tỉ đồng tổng vốn đầu tư theo dự toán. Thực tế đợt kiểm tra của bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng hồi tháng 2 năm nay cho thấy, dự án đã bị chậm tiến độ rất nhiều. Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Khâm, chủ tịch HĐQT TISCO đề nghị bộ Công thương báo cáo Chính phủ có phương án bố trí vốn cho dự án để chi trả các nhà thầu. Tuy nhiên, đề nghị này không thể thực hiện được vì đầu tư từ ngân sách hay các khoản vay ưu đãi đã bị thắt chặt.
Vấn đề đặt ra ở đây là dù khó khăn đến đâu, đối với TISCO, càng kéo dài dự án thì khả năng quay vòng đồng vốn càng mờ mịt.
Nhu cầu tìm vốn cho dự án đã trở nên bức thiết, dẫn đến việc nghị quyết của ĐHCĐ TISCO thông qua phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp hồi tháng 4 vừa qua, với số lượng 1.000 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động và vốn đầu tư cho dự án, thời điểm phát hành còn đang được cân nhắc trong năm nay. Chỉ có điều phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỉ đồng liệu có thấm vào đâu so với hơn 5.000 tỉ dự kiến còn thiếu cho dự án sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư?
Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng: dù TISCO chỉ là một trong số các doanh nghiệp thép đang gặp khó tại Việt Nam, nhưng tên tuổi của họ và hiệu quả đầu tư dự án lớn như thế sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có phương án vay vốn, sử dụng đồng vốn hiệu quả, được cân nhắc và thẩm định kỹ càng chứ không thể “đặt cược” hiệu quả vào các bài toán tìm vốn.
Đó cũng là một phần bức tranh của các doanh nghiệp ngành thép khi làn sóng đầu tư ồ ạt đi qua.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet