Doanh nghiệp BĐS: Cổ phiếu tăng giá, lợi nhuận vẫn giảm
Các cổ phiếu bất động sản (BĐS) đang được đà tăng cao sau khi có những nới lỏng về chính sách cho vay. Tuy nhiên, cổ phiếu tăng liên tục không thể cứu vãn được những khó khăn trong 1 năm qua, lợi nhuận của các DN BĐS xuống thấp.
Không chỉ nghi ngại với những khoản lợi nhuận "thoát lỗ" của nhiều doanh nghiệp BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng, giới đầu tư hiện tỏ ra khá thận trọng ngay cả với những con số lãi cao. Đơn giản chỉ vì các doanh nghiệp báo cáo "không hết" hoặc hạch toán theo các cách khác nhau... Nhiều trường hợp từ lãi có thể chuyển thành lỗ, từ lỗ thành lãi, hoặc từ lãi lớn xuống còn lãi rất ít sau khi kiểm toán thực sự vào cuộc.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VCG trong năm 2011 cũng giảm 431 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán là 819 tỷ đồng.
Nguyên nhân được VCG giải trình là do chi phí tài chính tăng, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết giảm...
Đây là lần thứ hai VCG rơi vào tình trạng này. Năm 2009, LNTT sau kiểm toán của VCG giảm mạnh gần 430 tỷ đồng so với trước kiểm toán xuống còn 191 tỷ đồng và gây ra khá nhiều tranh cãi.
Cũng ở tình trạng tương tự, Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) hồi đầu tháng 4/2012 thông báo, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm mạnh gần 3 lần, từ mức 10,32 tỷ đồng trước kiểm toán xuống chỉ còn 3,84 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết tăng vọt.
Tình trạng lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng chênh lệch nhiều giữa trước kiểm toán và sau kiểm toán diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt trong năm 2011 khó khăn vừa qua.
Có thể kể ra như lợi nhuận của S99 giảm hơn 25%; lợi nhuận của VIS giảm 75% (từ 110 tỷ đồng xuống 27,2 tỷ đồng); DRH từ lãi 1,83 tỷ (sau thuế) thành lỗ 3,92 tỷ; SHN từ lỗ 68,3 tỷ đồng thành lỗ 146 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế HU3 giảm 10,5%; CII sau kiểm toán hoạt động liên doanh liên kết lãi thành lỗ; SRC giảm 20,35%; SRB từ lãi 3,7 tỷ đồng xuống còn 1,4 tỷ đồng; QCG giảm 32 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán...
Hiện tượng này làm rấy lên lo ngại về chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết đang ở mức rất kém, mà theo đó rất có thể xuất hiện khả năng giao dịch nội gián, ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của các nhà đầu tư thiếu hoặc ít được tiếp cận với thông tin sớm.
Trước kiểm toán, VCG đã không phân bổ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 304 tỷ đồng của công ty con Xi măng Cẩm Phả. Khoản lỗ này sau đó đã được UBCK yêu cầu phân bổ vào trong kỳ, tức phân bổ một lần. Đây là lý do chính khiến lợi nhuận sau kiểm toán của VCG sụt giảm mạnh.
Cũng có thể thấy lợi nhuận sau kiểm toán của VCG giảm còn do những yếu tố mà công ty mẹ không kiểm soát được như lợi nhuận công ty con và công ty liên kết, liên doanh giảm sau kiểm toán; tăng trích lập dự phòng đối với các khoản thu khó đòi tại các đơn vị thành viên mà đơn vị chưa trích đủ theo quy định.
Bên cạnh đó, lợi nhuận hợp nhất sau kiểm toán giảm còn do sự sụt giảm trên chính báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ (LNTT riêng của VCG mẹ giảm 251 tỷ đồng sau kiểm toán).
Trong giải trình của mình, S99 cho rằng chênh lệch là do trước kiểm toán, công ty chưa xác định đúng các khoản bù trừ khi hợp nhất các khoản lợi nhuận do cung cấp dịch vụ của công ty con cho công ty mẹ theo đúng chuẩn mực kế toán.
Còn đối với MCG, lợi nhuận giảm mạnh là do chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết tăng vọt.
Cho dù lý do có là gì, có một điều không cần bàn cãi là sẽ có rất nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những sự chênh lệch khủng khiếp đó.
Mặc dù đã có tiền sử chênh lệch sau kiểm toán lớn, cổ phiếu VCG vẫn không thoát khỏi giảm sàn ngay sau khi thông tin được công bố. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chênh lệch do sự vênh nhau giữa các quy định có thể chấp nhận được nếu con số nhỏ. Chênh lệch lớn như VCG và một loạt các doanh nghiệp nêu trên cần phải có biện pháp xử lý.
Vấn đề nằm ở chỗ, tại sao các khoản dự phòng (yếu tố chính tạo ra chênh lệch lớn) không được tính toán đúng đắn ngay từ đầu? Phải chăng việc tính toán, hạch toán như thế nào phụ thuộc vào doanh nghiệp, vào công ty kiểm toán? Các quy định hiện tại về kế toán và kiểm toán có lẽ chưa kín kẽ và một phần do phản ứng không đủ mạnh từ các cơ quản quản lý và các nhà đầu tư?
Lợi nhuận giảm mạnh sau kiểm toán
Báo cáo tài chính hợp nhất 2011 đã kiểm toán của CTCP XNK & Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) vừa đưa ra trong tuần thứ hai của tháng 4/2012 cho thấy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm tới 10 lần từ mức 447 tỷ đồng trước kiểm toán xuống chỉ còn 40 tỷ đồng.Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VCG trong năm 2011 cũng giảm 431 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán là 819 tỷ đồng.
Nguyên nhân được VCG giải trình là do chi phí tài chính tăng, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết giảm...
Đây là lần thứ hai VCG rơi vào tình trạng này. Năm 2009, LNTT sau kiểm toán của VCG giảm mạnh gần 430 tỷ đồng so với trước kiểm toán xuống còn 191 tỷ đồng và gây ra khá nhiều tranh cãi.
Cũng ở tình trạng tương tự, Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) hồi đầu tháng 4/2012 thông báo, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm mạnh gần 3 lần, từ mức 10,32 tỷ đồng trước kiểm toán xuống chỉ còn 3,84 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết tăng vọt.
Tình trạng lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng chênh lệch nhiều giữa trước kiểm toán và sau kiểm toán diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt trong năm 2011 khó khăn vừa qua.
Có thể kể ra như lợi nhuận của S99 giảm hơn 25%; lợi nhuận của VIS giảm 75% (từ 110 tỷ đồng xuống 27,2 tỷ đồng); DRH từ lãi 1,83 tỷ (sau thuế) thành lỗ 3,92 tỷ; SHN từ lỗ 68,3 tỷ đồng thành lỗ 146 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế HU3 giảm 10,5%; CII sau kiểm toán hoạt động liên doanh liên kết lãi thành lỗ; SRC giảm 20,35%; SRB từ lãi 3,7 tỷ đồng xuống còn 1,4 tỷ đồng; QCG giảm 32 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán...
Hiện tượng này làm rấy lên lo ngại về chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết đang ở mức rất kém, mà theo đó rất có thể xuất hiện khả năng giao dịch nội gián, ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của các nhà đầu tư thiếu hoặc ít được tiếp cận với thông tin sớm.
Chênh lệch lớn vì đâu?
Trở lại trường hợp VCG, con số chênh lệch nghe rất khủng khiếp đối với nhiều nhà đầu tư, nhưng trên thực tế một phần sự thật đã được VCG phản ánh ở báo cáo trước kiểm toán, ở mục chênh lệch tỷ giá.Trước kiểm toán, VCG đã không phân bổ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 304 tỷ đồng của công ty con Xi măng Cẩm Phả. Khoản lỗ này sau đó đã được UBCK yêu cầu phân bổ vào trong kỳ, tức phân bổ một lần. Đây là lý do chính khiến lợi nhuận sau kiểm toán của VCG sụt giảm mạnh.
Cũng có thể thấy lợi nhuận sau kiểm toán của VCG giảm còn do những yếu tố mà công ty mẹ không kiểm soát được như lợi nhuận công ty con và công ty liên kết, liên doanh giảm sau kiểm toán; tăng trích lập dự phòng đối với các khoản thu khó đòi tại các đơn vị thành viên mà đơn vị chưa trích đủ theo quy định.
Bên cạnh đó, lợi nhuận hợp nhất sau kiểm toán giảm còn do sự sụt giảm trên chính báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ (LNTT riêng của VCG mẹ giảm 251 tỷ đồng sau kiểm toán).
Trong giải trình của mình, S99 cho rằng chênh lệch là do trước kiểm toán, công ty chưa xác định đúng các khoản bù trừ khi hợp nhất các khoản lợi nhuận do cung cấp dịch vụ của công ty con cho công ty mẹ theo đúng chuẩn mực kế toán.
Còn đối với MCG, lợi nhuận giảm mạnh là do chi phí quản lý doanh nghiệp và lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết tăng vọt.
Cho dù lý do có là gì, có một điều không cần bàn cãi là sẽ có rất nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những sự chênh lệch khủng khiếp đó.
Mặc dù đã có tiền sử chênh lệch sau kiểm toán lớn, cổ phiếu VCG vẫn không thoát khỏi giảm sàn ngay sau khi thông tin được công bố. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, chênh lệch do sự vênh nhau giữa các quy định có thể chấp nhận được nếu con số nhỏ. Chênh lệch lớn như VCG và một loạt các doanh nghiệp nêu trên cần phải có biện pháp xử lý.
Vấn đề nằm ở chỗ, tại sao các khoản dự phòng (yếu tố chính tạo ra chênh lệch lớn) không được tính toán đúng đắn ngay từ đầu? Phải chăng việc tính toán, hạch toán như thế nào phụ thuộc vào doanh nghiệp, vào công ty kiểm toán? Các quy định hiện tại về kế toán và kiểm toán có lẽ chưa kín kẽ và một phần do phản ứng không đủ mạnh từ các cơ quản quản lý và các nhà đầu tư?
(Theo VEF)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet