DN huy động vốn để triển khai dự án: Thử thách lớn
Trong giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, việc huy động vốn của các doanh nghiệp không phải chuyện đơn giản.
Phương án huy động vốn mà các công ty bất động sản niêm yết hay sử dụng là phát hành cổ phiếu mới và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Cùng với việc thay đổi cơ cấu nhân sự, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty CP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh mới đây đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 320 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng.
Đại hội đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược để huy động 100 tỷ đồng, với mục đích bổ sung vốn cho dự án Khu dân cư thị trấn Trảng Bom (triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật). Vào năm 2011, Đất Xanh đã từng chào bán 16 triệu cổ phiếu (thu về trên 186 tỷ đồng), tăng vốn điều lệ từ 160 tỷ lên 320 tỷ, để đầu tư cho Dự án Khu dân cư - Dịch vụ Giang Điền.Trong giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, việc huy động vốn từ nguồn đi vay hay khách hàng đã không còn dễ dàng như trước, còn chuyện chào bán cổ phiếu ra công chúng thời điểm này cũng đắn đo không kém, bởi giá khó được như mong muốn, một số công ty đã chọn phương án tìm cổ đông chiến lược dù đây là cách chẳng đặng đừng. Ngoài đối tác là Tập đoàn Việt Phương, Đất Xanh cho biết đang đàm phán với 6 đối tác khác.
Còn nhớ cách đây không lâu, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh đã tiết lộ, trong năm nay, công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Đất Xanh sẽ ký kết hợp tác chiến lược với một Tập đoàn của Nhật, riêng mảng đầu tư và phát triển dự án, Đất Xanh có làm việc với không ít đối tác, trong đó có đối tác khá nổi tiếng đến từ Malaysia.
Đất Xanh không phải là trường hợp đầu tiên trong lĩnh vực bất động sản, trước đó, vào thời điểm cuối năm 2011, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Cotec (CLG), thành viên của Cotec Group cũng đã chính thức ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Tama Global Investment (TGI), thuộc Tập đoàn TamaHome (Nhật Bản), đối tác mua 20% cổ phần của CLG. Chẳng mấy “dễ thở” như thị trường trong nước, trong tháng 8 này, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã công bố hủy niêm yết trái phiếu (huy động 90 triệu USD) trên sàn Singapore, do số lượng trái chủ nắm trái phiếu không nhiều và tính thanh khoản kém.
Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, tổ chức nước ngoài khi mua cổ phiếu của công ty Việt Nam niêm yết trên sàn quốc tế thường chọn các doanh nghiệp hàng đầu, được xếp hạng theo chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, doanh nghiệp dạng này rất ít, tầm chưa đến 10 doanh nghiệp.
Ngoài ra, giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới chưa khởi sắc, cộng với các yếu tố vĩ mô của Việt Nam khiến tính thanh khoản của thị trường không cao nên trái phiếu của doanh nghiệp Việt cũng kém hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại. Trong trường hợp có bảo lãnh của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính thì việc huy động có khả năng thực hiện được, còn nếu dựa vào việc doanh nghiệp tự vay tự trả thì sẽ rất khó. Hơn nữa, hình thức huy động nào mang tính khả thi còn phải tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lợi thế hiện tại, thu nhập ổn định thì có thể huy động bằng trái phiếu.
Trong khi, DN có những yếu tố dạng tiềm năng (có dự án đột phá trong 2 - 3 năm sau sẽ khai thác thì có thể huy động bằng cổ phiếu lẫn trái phiếu). Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh như hiện nay (dù lợi nhuận hai quý đầu năm 2011của đa phần doanh nghiệp bất động sản niêm yết có cải thiện nhưng lại giảm mạnh so với cùng kỳ 2011), chuyện huy động vốn để triển khai xây dựng dự án quả là thử thách khó đối với doanh nghiệp bất động sản.
Đại hội đã thông qua việc phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược để huy động 100 tỷ đồng, với mục đích bổ sung vốn cho dự án Khu dân cư thị trấn Trảng Bom (triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật). Vào năm 2011, Đất Xanh đã từng chào bán 16 triệu cổ phiếu (thu về trên 186 tỷ đồng), tăng vốn điều lệ từ 160 tỷ lên 320 tỷ, để đầu tư cho Dự án Khu dân cư - Dịch vụ Giang Điền.Trong giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, việc huy động vốn từ nguồn đi vay hay khách hàng đã không còn dễ dàng như trước, còn chuyện chào bán cổ phiếu ra công chúng thời điểm này cũng đắn đo không kém, bởi giá khó được như mong muốn, một số công ty đã chọn phương án tìm cổ đông chiến lược dù đây là cách chẳng đặng đừng. Ngoài đối tác là Tập đoàn Việt Phương, Đất Xanh cho biết đang đàm phán với 6 đối tác khác.
Còn nhớ cách đây không lâu, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh đã tiết lộ, trong năm nay, công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Đất Xanh sẽ ký kết hợp tác chiến lược với một Tập đoàn của Nhật, riêng mảng đầu tư và phát triển dự án, Đất Xanh có làm việc với không ít đối tác, trong đó có đối tác khá nổi tiếng đến từ Malaysia.
Đất Xanh không phải là trường hợp đầu tiên trong lĩnh vực bất động sản, trước đó, vào thời điểm cuối năm 2011, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Cotec (CLG), thành viên của Cotec Group cũng đã chính thức ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Tama Global Investment (TGI), thuộc Tập đoàn TamaHome (Nhật Bản), đối tác mua 20% cổ phần của CLG. Chẳng mấy “dễ thở” như thị trường trong nước, trong tháng 8 này, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã công bố hủy niêm yết trái phiếu (huy động 90 triệu USD) trên sàn Singapore, do số lượng trái chủ nắm trái phiếu không nhiều và tính thanh khoản kém.
Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, tổ chức nước ngoài khi mua cổ phiếu của công ty Việt Nam niêm yết trên sàn quốc tế thường chọn các doanh nghiệp hàng đầu, được xếp hạng theo chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, doanh nghiệp dạng này rất ít, tầm chưa đến 10 doanh nghiệp.
Ngoài ra, giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới chưa khởi sắc, cộng với các yếu tố vĩ mô của Việt Nam khiến tính thanh khoản của thị trường không cao nên trái phiếu của doanh nghiệp Việt cũng kém hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại. Trong trường hợp có bảo lãnh của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính thì việc huy động có khả năng thực hiện được, còn nếu dựa vào việc doanh nghiệp tự vay tự trả thì sẽ rất khó. Hơn nữa, hình thức huy động nào mang tính khả thi còn phải tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lợi thế hiện tại, thu nhập ổn định thì có thể huy động bằng trái phiếu.
Trong khi, DN có những yếu tố dạng tiềm năng (có dự án đột phá trong 2 - 3 năm sau sẽ khai thác thì có thể huy động bằng cổ phiếu lẫn trái phiếu). Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh như hiện nay (dù lợi nhuận hai quý đầu năm 2011của đa phần doanh nghiệp bất động sản niêm yết có cải thiện nhưng lại giảm mạnh so với cùng kỳ 2011), chuyện huy động vốn để triển khai xây dựng dự án quả là thử thách khó đối với doanh nghiệp bất động sản.
(Theo DNSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet