Điều chỉnh quy hoạch - phải được lòng dân
Bộ GTVT giải thích với người dân, việc điều chỉnh và GPMB các hộ dân là để tránh cho họ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của khói bụi, tiếng ồn và rung trong quá trình thi công...
Nhưng cách lý giải này không làm các hộ dân “tâm phục, khẩu phục” vì các biệt thự bên ngoài lại không bị di dời. Chẳng lẽ người giàu và đại gia thì chịu được bụi và tiếng ồn lớn hơn dân nghèo?
Câu chuyện Bộ GTVT điều chỉnh, vẽ thêm đường dẫn vòng cung hoa thị lên xuống cầu Nhật Tân cắt ngang qua một khu dân cư bỗng nhiên trở nên “ồn ào”, khuấy động cuộc sống của mấy chục hộ dân. Việc điều chỉnh một quy hoạch nào đó nếu thấy chưa phù hợp không phải là chuyện lớn, nhưng cách làm, và cách ứng xử với dân lại là những điều không nhỏ, khi người dân cảm thấy mình bị đối xử mất công bằng và việc đòi lại quyền lợi của họ cũng là điều dễ hiểu.
Một dự án đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 1998, nếu muốn thay đổi, tất nhiên phải có ý kiến của Thủ tướng. Hai là, theo Luật Quy hoạch đô thị, muốn điều chỉnh dự án, cơ quan chức năng phải lấy ý kiến người dân. Thế nhưng, ở dự án đường dẫn lên cầu Nhật Tân, dường như cả hai điều trên đã bị “phớt lờ”. Mặc dù phía cơ quan chủ quản là Bộ GTVT đã có văn bản trả lời bác Vũ Quốc Hùng (người giúp chuyển ý kiến của hơn 200 hộ dân), nhưng trong văn bản này, lại không hề nhắc đến những điều người dân thắc mắc nêu trên.
Nguồn gốc 200 hộ dân trong phạm vi phải GPMB đều là những hộ dân sinh sống ổn định từ những năm 1990, đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời điểm được UBND TP Hà Nội cấp sổ đỏ, khu vực này nằm ngoài phạm vi chỉ giới đất dành cho xây dựng cầu Nhật Tân. Tiếp đó, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng cầu Nhật Tân, năm 2007, sau nhiều lần điều chỉnh thiết kế, PMU85 (Bộ GTVT) vẽ thêm đường dẫn vòng cung hoa thị lên xuống cầu Nhật Tân cắt ngang qua khu dân cư cụm 7, phường Phú Thượng.
Năm 2008, TP ra quyết định mở rộng chỉ giới lấy đất để làm đường dẫn hoa thị và lòng chảo trồng cỏ, khi đó toàn bộ khu dân cư cụm 7, tổ dân phố 47 B-C-D bị yêu cầu phải ra đi mà không hề hay biết. Bộ GTVT giải thích với người dân, việc điều chỉnh và GPMB các hộ dân là để tránh cho họ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của khói bụi, tiếng ồn và rung trong quá trình thi công…
Nhưng cách lý giải này không làm các hộ dân “tâm phục, khẩu phục” vì theo họ, các hộ ở hai bên tuyến đường dẫn đều chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi như nhau, tuy nhiên các cơ quan chức năng nắn để các biệt thự khu D1, D3 và tòa nhà hỗn hợp ra bên ngoài thì không bị giải phóng, còn hộ dân thì bị giải phóng vì tiếng ồn và bụi. Chẳng lẽ người giàu và đại gia thì chịu được bụi và tiếng ồn lớn hơn dân nghèo? Đây chính là mấu chốt vấn đề khiến người dân cảm thấy mình không được đối xử công bằng.
Rõ ràng, còn có nhiều điều cần được Bộ GTVT xem xét và trả lời người dân cho thỏa đáng. Vấn đề quy hoạch thiết kế liên quan đến quyền lợi sát sườn của dân nhưng tuyệt đối không ai hỏi ý kiến người dân trực tiếp bị ảnh hưởng.
Chỉ một nét vẽ nắn chỉnh trong bản quy hoạch, nhưng kéo theo đó là cuộc sống của gần 1.000 người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Câu chuyện Bộ GTVT điều chỉnh, vẽ thêm đường dẫn vòng cung hoa thị lên xuống cầu Nhật Tân cắt ngang qua một khu dân cư bỗng nhiên trở nên “ồn ào”, khuấy động cuộc sống của mấy chục hộ dân. Việc điều chỉnh một quy hoạch nào đó nếu thấy chưa phù hợp không phải là chuyện lớn, nhưng cách làm, và cách ứng xử với dân lại là những điều không nhỏ, khi người dân cảm thấy mình bị đối xử mất công bằng và việc đòi lại quyền lợi của họ cũng là điều dễ hiểu.
Một dự án đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 1998, nếu muốn thay đổi, tất nhiên phải có ý kiến của Thủ tướng. Hai là, theo Luật Quy hoạch đô thị, muốn điều chỉnh dự án, cơ quan chức năng phải lấy ý kiến người dân. Thế nhưng, ở dự án đường dẫn lên cầu Nhật Tân, dường như cả hai điều trên đã bị “phớt lờ”. Mặc dù phía cơ quan chủ quản là Bộ GTVT đã có văn bản trả lời bác Vũ Quốc Hùng (người giúp chuyển ý kiến của hơn 200 hộ dân), nhưng trong văn bản này, lại không hề nhắc đến những điều người dân thắc mắc nêu trên.
Nguồn gốc 200 hộ dân trong phạm vi phải GPMB đều là những hộ dân sinh sống ổn định từ những năm 1990, đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời điểm được UBND TP Hà Nội cấp sổ đỏ, khu vực này nằm ngoài phạm vi chỉ giới đất dành cho xây dựng cầu Nhật Tân. Tiếp đó, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng cầu Nhật Tân, năm 2007, sau nhiều lần điều chỉnh thiết kế, PMU85 (Bộ GTVT) vẽ thêm đường dẫn vòng cung hoa thị lên xuống cầu Nhật Tân cắt ngang qua khu dân cư cụm 7, phường Phú Thượng.
Dự án cầu Nhật Tân. Ảnh: Nguồn Internet |
Năm 2008, TP ra quyết định mở rộng chỉ giới lấy đất để làm đường dẫn hoa thị và lòng chảo trồng cỏ, khi đó toàn bộ khu dân cư cụm 7, tổ dân phố 47 B-C-D bị yêu cầu phải ra đi mà không hề hay biết. Bộ GTVT giải thích với người dân, việc điều chỉnh và GPMB các hộ dân là để tránh cho họ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của khói bụi, tiếng ồn và rung trong quá trình thi công…
Nhưng cách lý giải này không làm các hộ dân “tâm phục, khẩu phục” vì theo họ, các hộ ở hai bên tuyến đường dẫn đều chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và bụi như nhau, tuy nhiên các cơ quan chức năng nắn để các biệt thự khu D1, D3 và tòa nhà hỗn hợp ra bên ngoài thì không bị giải phóng, còn hộ dân thì bị giải phóng vì tiếng ồn và bụi. Chẳng lẽ người giàu và đại gia thì chịu được bụi và tiếng ồn lớn hơn dân nghèo? Đây chính là mấu chốt vấn đề khiến người dân cảm thấy mình không được đối xử công bằng.
Rõ ràng, còn có nhiều điều cần được Bộ GTVT xem xét và trả lời người dân cho thỏa đáng. Vấn đề quy hoạch thiết kế liên quan đến quyền lợi sát sườn của dân nhưng tuyệt đối không ai hỏi ý kiến người dân trực tiếp bị ảnh hưởng.
Chỉ một nét vẽ nắn chỉnh trong bản quy hoạch, nhưng kéo theo đó là cuộc sống của gần 1.000 người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet