Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Đà Lạt đến năm 2020
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn vừa có công văn 2446/BXD-KTQH gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP.Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại văn bản số 3697/VPCP-KTN ngày 01/6/2010 và Tờ trình số 7348/TTr-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Bộ Xây dựng đang tổ chức việc thẩm định nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Lạt, Bộ Xây dựng cho rằng, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 cần được xem xét thêm trong quá trình lập Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Đối với các nội dung cụ thể về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Lâm đồng cân nhắc các vấn đề liên quan đến khu dân cư hiện đang tồn tại. Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND thành phố Đà Lạt và các Sở, ban, ngành có liên quan xác định cụ thể ranh giới, quy mô, các yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát phát triển đối với từng khu vực làm cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng nhằm nâng cao điều kiện sống, từng bước ổn định đời sống dân cư.
Đặc biệt, UBND tỉnh Lâm đồng cần thống nhất việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm và hoạt động kém hiệu quả ra ngoài trung tâm thành phố, chuyển vị trí một số cơ quan, công trình công cộng và chuyển chức năng một số khu vực để tạo quỹ đất xây dựng trung tâm hành chính tập trung, trung tâm văn hóa thanh thiếu niên, công trình công cộng, thương mại dịch vụ và dân cư đô thị.
Bên cạnh đó, việc bố trí các trường học, bệnh viện và bổ sung một số tuyến đường giao thông cần được nghiên cứu trong quá trình lập Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 để phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Lạt.
Cũng theo nội dung công văn 2446 của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Lâm Đồng cần quyết định nội dung cụ thể việc điều chỉnh cục bộ sau khi lấy ý kiến cộng đồng theo quy định hiện hành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan cập nhật các khu vực được điều chỉnh vào quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tổ chức công bố, công khai, cắm mốc giới ngoài thực địa, lưu trữ hồ sơ đồ án và tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu vực điều chỉnh cục bộ theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Theo dự kiến, ngày 10/12 tới, Hội đồng tuyển chọn phương án gồm chủ tịch Hội KTS Việt Nam, chủ tịch Hội KTS TP.HCM cùng đại diện các ban, ngành tỉnh Lâm Đồng sẽ bắt đầu làm việc để lựa chọn ra một ý tưởng tốt nhất trong bốn ý tưởng tham gia dự thi để bổ sung, hoàn thiện để đưa vào xây dựng trung tâm TP Đà Lạt.
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Lạt, Bộ Xây dựng cho rằng, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 cần được xem xét thêm trong quá trình lập Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Đối với các nội dung cụ thể về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Lâm đồng cân nhắc các vấn đề liên quan đến khu dân cư hiện đang tồn tại. Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND thành phố Đà Lạt và các Sở, ban, ngành có liên quan xác định cụ thể ranh giới, quy mô, các yêu cầu và nguyên tắc kiểm soát phát triển đối với từng khu vực làm cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng nhằm nâng cao điều kiện sống, từng bước ổn định đời sống dân cư.
Đặc biệt, UBND tỉnh Lâm đồng cần thống nhất việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm và hoạt động kém hiệu quả ra ngoài trung tâm thành phố, chuyển vị trí một số cơ quan, công trình công cộng và chuyển chức năng một số khu vực để tạo quỹ đất xây dựng trung tâm hành chính tập trung, trung tâm văn hóa thanh thiếu niên, công trình công cộng, thương mại dịch vụ và dân cư đô thị.
Bên cạnh đó, việc bố trí các trường học, bệnh viện và bổ sung một số tuyến đường giao thông cần được nghiên cứu trong quá trình lập Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 để phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố Đà Lạt.
Cũng theo nội dung công văn 2446 của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Lâm Đồng cần quyết định nội dung cụ thể việc điều chỉnh cục bộ sau khi lấy ý kiến cộng đồng theo quy định hiện hành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan cập nhật các khu vực được điều chỉnh vào quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tổ chức công bố, công khai, cắm mốc giới ngoài thực địa, lưu trữ hồ sơ đồ án và tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu vực điều chỉnh cục bộ theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Theo dự kiến, ngày 10/12 tới, Hội đồng tuyển chọn phương án gồm chủ tịch Hội KTS Việt Nam, chủ tịch Hội KTS TP.HCM cùng đại diện các ban, ngành tỉnh Lâm Đồng sẽ bắt đầu làm việc để lựa chọn ra một ý tưởng tốt nhất trong bốn ý tưởng tham gia dự thi để bổ sung, hoàn thiện để đưa vào xây dựng trung tâm TP Đà Lạt.
(Theo Đầu Tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet