Thống kê của Tổng LĐLĐVN và Bộ Xây dựng cho thấy, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị dự báo đến năm 2020 là 1 triệu căn, mà hiện nay mới chỉ đáp ứng hơn 10 nghìn căn/năm. Trong hội thảo khoa học với chủ đề: “Cơ chế chính sách và giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị và khu công nghiệp” do Tổng LĐLĐVN cùng Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức sáng nay, các chuyên gia đề nghị nên nghiên cứu trích % GDP để xây nhà ở cho người thu nhập thấp.

Theo thống kê mới nhất thì hiện nay có 33,1% dân số, tương đương hơn 30 triệu người đang sinh sống tại khu vực thành thị. Trong đó, Hà Nội và Tp.HCM là hai đầu tàu tăng trưởng kinh tế lớn nhất cả nước, đồng thời là nơi thu hút một lượng lớn lao động từ khắp nơi trên cả nước tới làm việc. Một số lượng không nhỏ trong số đó là những người từ nông thôn ra lao động, kiếm sống tại các khu công nghiệp, khu đô thị với mức thu nhập thấp và không có chỗ ở ổn định. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho lớp người này đang ngày càng trở nên cấp thiết và là mối quan tâm lớn của nhà nước cũng như của toàn xã hội.

Nhà cho người thu nhập thấp
Tại buổi Hội thảo, nhiều ý đề kiến nghị nên nghiên cứu phương án trích
% GDP cho việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

Thực tế thì việc thực hiện chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp nói riêng và nhà ở xã hội nói chung còn có những hạn chế, bất cập gây cản trở quá trình hiện thực hóa cơ chế, chính sách tốt đẹp của Chính phủ đối với vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Vì khoảng cách giữa cung và cầu còn rất lớn nên tại đô thị đang có 284 nghìn hộ đang sống trong nhà ở đơn sơ, thiếu kiên cố, số nhà ở dưới 30m2 (dưới 7m2/người) là 1.131.000 căn hộ. Đa số công nhân làm việc trong các KCN phải ở thuê nhà trọ của tư nhân trong điều kiện chật chội, vệ sinh môi trường không đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe NLĐ.

Trong khi đó, nhà ở cho NLĐ tại các KCN hiện nay mới chỉ có 20% NLĐ có chỗ ổn định. Theo dự báo, đến năm 2020 cần 33,6 triệu m2 nhà ở cho 4,2 triệu người. Hiện nay, đang triển khai 59 dự án nhà ở CN KCN với quy mô 66.950 căn hộ, nhằm đáp ứng khoảng 30-40 vạn người.

Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, Luật Nhà ở 2014 đã quy định rất rõ các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở xã hội, mà trong đó có một nguồn vốn quan trọng từ ngân sách nhà nước. Nhưng do không có quy định cụ thể, nhất là từ nguồn ngân sách Nhà nước của Trung ương và địa phương nên nguồn vốn này không ổn định và tùy thuộc vào kinh phí phân bổ của mỗi nơi. Tại buổi Hội thảo, nhiều ý đề kiến nghị nên nghiên cứu phương án trích % GDP cho việc phát triển nhà ở (giống như quy định dành % cho nghiên cứu khoa học); hoặc có thể dành ngân sách nhà nước cố định 5 năm hay hàng năm cho phát triển nhà ở.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME