ĐBSCL: 28.000 ha đất “vàng” tại các KCN bị bỏ hoang
Mới đây, theo báo cáo của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), số “đất vàng” bỏ hoang tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) lên đến 28.000ha trong nhiều năm. Điều trớ trêu là nhu cầu về đất ở, đất canh tác vẫn thiếu.
65,6% “đất vàng" bỏ hoang
Do ồ ạt lập KCN theo phong trào nên nhiều KCN, CCN ở ĐBSCL đều trong tình trạng vắng nhà đầu tư. Các tỉnh đã có nhiều chính sách kêu gọi nhà đầu tư nhưng diện tích bỏ hoang không giảm. Năm 2002, tỉnh Đồng Tháp tiến hành xây dựng KCN Trần Quốc Toản (TP.Cao Lãnh) với diện tích 140ha. Tỉnh đã triển khai xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh nhưng chỉ vài công ty thuê đất. Ở Sóc Trăng, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra phương án “xóa đói giảm nghèo” bằng cách tạo việc làm tại KCN, CCN. KCN An Nghiệp được quy hoạch 178ha nhưng đến nay gần 20 doanh nghiệp, công ty thuê chưa đến 100ha đất. Tình trạng đất trống tại các KCN thuộc An Giang là rất lớn. Dọc các KCN Bình Long (huyện Châu Phú) Bình Hòa (huyện Châu Thành)... chỉ vài nhà máy hoạt động lưa thưa. Tỉnh tiếp tục quy hoạch KCN Tịnh Biên, chủ yếu vẫn còn để cỏ mọc. Một cán bộ cho rằng: “Hầu hết, KCN do lãnh đạo tỉnh đặt ở đâu, địa phương phải nhận. Nói thiệt với nhà báo, tôi là lãnh đạo huyện nhưng địa điểm KCN, quy mô dự án... tôi biết chết liền. Tỉnh đưa dự án rồi quy hoạch treo. Riết rồi dân nói đất nào trống có cỏ cho bò ăn là KCN”.
Tại TP.Cần Thơ, khu Nam Cần Thơ là khu dân cư đông đúc. Thế nhưng, lãnh đạo TP ưu ái lập KCN Hưng Phú 1 với diện tích 162ha (quận Cái Răng). Đến nay, người dân biết KCN Hưng Phú 1 là do tấm bảng có dòng chữ KCN Hưng Phú. Dù lãnh đạo TP.Cần Thơ nhiều lần yêu cầu các nhà đầu tư khẩn trương triển khai dự án, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của TP, song đáp lại là... lời hứa. Hàng ngày, nhìn mảnh “đất vàng” gần khu dân cư, nhiều nhà đầu tư bất động sản tiếc hùi hụi, bởi lãng phí tài nguyên đất.
Theo thống kê, hiện ĐBSCL có 74 KCN và 214 CCN đã được phê duyệt với tổng diện tích 42.559ha. Qua kiểm tra, đến nay, diện tích đất tại KCN, CCN hoàn thiện hạ tầng được doanh nghiệp thuê chỉ 14.632ha còn lại 27.927ha (chiếm 65,6% tổng diện tích phê duyệt) bị bỏ hoang. Trong đó, 74 KCN bỏ hoang với diện tích 14.394ha (chiếm 60,2% tổng diện tích KCN), 214 CCN bỏ hoang 13.533ha (chiếm 72,5% tổng diện tích CCN).
Cần xem xét quy hoạch KCN
Hầu hết, đất để lập KCN, CCN thuộc đất “vàng” nhưng do quy hoạch thiếu đồng bộ, phân bố KCN chưa cân đối, chạy theo thành tích đã để lại hậu quả nặng nề. Vậy mà, tháng 9-2009, UBND tỉnh Vĩnh Long lại có tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, phê duyệt “Đề án điều chỉnh quy hoạch KCN đến năm 2020”, bổ sung hơn 17.000 ha đất để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần đất được bổ sung chủ yếu tập trung các huyện Long Hồ, Bình Minh và Măng Thít.
Trong văn bản gởi Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, số diện tích trên có khoảng 1.000ha, đất đang sản xuất lúa với năng suất rất thấp khoảng 4,07 tấn/ha thấp hơn năng suất bình quân của tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Đông Bình, mùa vụ năm 2009, xã có 734ha sản xuất lúa có năng suất hơn 5,5 tấn/hécta. Vụ đông xuân năm 2010, năng suất đạt 7 tấn/ha. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, vụ đông xuân năm 2009-2010, huyện Bình Tân có năng suất lúa 7,049 tấn/ha; huyện Bình Minh là 7,011 tấn/ha... Với sản lượng trên, huyện Bình Tân và huyện Bình Minh có năng suất lúa cao nhất trong tỉnh Vĩnh Long, nhưng đã và đang được “nâng cấp” thành KCN.
Theo một chuyên gia kinh tế, một hécta đất sạch giao cho nhà đầu tư với chi phí bình quân từ 3,5 đến 4 tỷ đồng. Như vậy, với hàng chục nghìn hécta đất KCN, CCN đang bị bỏ hoang nhiều năm qua, số tiền mà địa phương lãng phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, đời sống người dân thuộc KCN, CCN “treo” gặp khó khăn do vướng phải quy hoạch.
Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo, thay vì tỉnh chạy theo lập KCN, CCN thì lãnh đạo tỉnh cần tìm cách tăng cường giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, cần có quan niệm đúng đắn về công nghệ cao để tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Một nhà máy chế biến thực phẩm cao cấp phục vụ hàng hóa địa phương thì có lợi nhiều lần so với KCN, CCN vắng nhà đầu tư. Đã đến lúc, các cơ quan trung ương cần xem xét, quy hoạch lại KCN, CCN ở ĐBSCL đúng với đặc điểm vùng, tránh chạy theo phong trào như lâu nay.
Do ồ ạt lập KCN theo phong trào nên nhiều KCN, CCN ở ĐBSCL đều trong tình trạng vắng nhà đầu tư. Các tỉnh đã có nhiều chính sách kêu gọi nhà đầu tư nhưng diện tích bỏ hoang không giảm. Năm 2002, tỉnh Đồng Tháp tiến hành xây dựng KCN Trần Quốc Toản (TP.Cao Lãnh) với diện tích 140ha. Tỉnh đã triển khai xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh nhưng chỉ vài công ty thuê đất. Ở Sóc Trăng, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra phương án “xóa đói giảm nghèo” bằng cách tạo việc làm tại KCN, CCN. KCN An Nghiệp được quy hoạch 178ha nhưng đến nay gần 20 doanh nghiệp, công ty thuê chưa đến 100ha đất. Tình trạng đất trống tại các KCN thuộc An Giang là rất lớn. Dọc các KCN Bình Long (huyện Châu Phú) Bình Hòa (huyện Châu Thành)... chỉ vài nhà máy hoạt động lưa thưa. Tỉnh tiếp tục quy hoạch KCN Tịnh Biên, chủ yếu vẫn còn để cỏ mọc. Một cán bộ cho rằng: “Hầu hết, KCN do lãnh đạo tỉnh đặt ở đâu, địa phương phải nhận. Nói thiệt với nhà báo, tôi là lãnh đạo huyện nhưng địa điểm KCN, quy mô dự án... tôi biết chết liền. Tỉnh đưa dự án rồi quy hoạch treo. Riết rồi dân nói đất nào trống có cỏ cho bò ăn là KCN”.
Tại TP.Cần Thơ, khu Nam Cần Thơ là khu dân cư đông đúc. Thế nhưng, lãnh đạo TP ưu ái lập KCN Hưng Phú 1 với diện tích 162ha (quận Cái Răng). Đến nay, người dân biết KCN Hưng Phú 1 là do tấm bảng có dòng chữ KCN Hưng Phú. Dù lãnh đạo TP.Cần Thơ nhiều lần yêu cầu các nhà đầu tư khẩn trương triển khai dự án, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của TP, song đáp lại là... lời hứa. Hàng ngày, nhìn mảnh “đất vàng” gần khu dân cư, nhiều nhà đầu tư bất động sản tiếc hùi hụi, bởi lãng phí tài nguyên đất.
KCN Trà Nóc hoạt động hiệu quả nhưng 15 năm không hệ thống xử lý nước thải |
Theo thống kê, hiện ĐBSCL có 74 KCN và 214 CCN đã được phê duyệt với tổng diện tích 42.559ha. Qua kiểm tra, đến nay, diện tích đất tại KCN, CCN hoàn thiện hạ tầng được doanh nghiệp thuê chỉ 14.632ha còn lại 27.927ha (chiếm 65,6% tổng diện tích phê duyệt) bị bỏ hoang. Trong đó, 74 KCN bỏ hoang với diện tích 14.394ha (chiếm 60,2% tổng diện tích KCN), 214 CCN bỏ hoang 13.533ha (chiếm 72,5% tổng diện tích CCN).
Cần xem xét quy hoạch KCN
Hầu hết, đất để lập KCN, CCN thuộc đất “vàng” nhưng do quy hoạch thiếu đồng bộ, phân bố KCN chưa cân đối, chạy theo thành tích đã để lại hậu quả nặng nề. Vậy mà, tháng 9-2009, UBND tỉnh Vĩnh Long lại có tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, phê duyệt “Đề án điều chỉnh quy hoạch KCN đến năm 2020”, bổ sung hơn 17.000 ha đất để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần đất được bổ sung chủ yếu tập trung các huyện Long Hồ, Bình Minh và Măng Thít.
Trong văn bản gởi Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, số diện tích trên có khoảng 1.000ha, đất đang sản xuất lúa với năng suất rất thấp khoảng 4,07 tấn/ha thấp hơn năng suất bình quân của tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Đông Bình, mùa vụ năm 2009, xã có 734ha sản xuất lúa có năng suất hơn 5,5 tấn/hécta. Vụ đông xuân năm 2010, năng suất đạt 7 tấn/ha. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, vụ đông xuân năm 2009-2010, huyện Bình Tân có năng suất lúa 7,049 tấn/ha; huyện Bình Minh là 7,011 tấn/ha... Với sản lượng trên, huyện Bình Tân và huyện Bình Minh có năng suất lúa cao nhất trong tỉnh Vĩnh Long, nhưng đã và đang được “nâng cấp” thành KCN.
Theo một chuyên gia kinh tế, một hécta đất sạch giao cho nhà đầu tư với chi phí bình quân từ 3,5 đến 4 tỷ đồng. Như vậy, với hàng chục nghìn hécta đất KCN, CCN đang bị bỏ hoang nhiều năm qua, số tiền mà địa phương lãng phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, đời sống người dân thuộc KCN, CCN “treo” gặp khó khăn do vướng phải quy hoạch.
Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo, thay vì tỉnh chạy theo lập KCN, CCN thì lãnh đạo tỉnh cần tìm cách tăng cường giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, cần có quan niệm đúng đắn về công nghệ cao để tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Một nhà máy chế biến thực phẩm cao cấp phục vụ hàng hóa địa phương thì có lợi nhiều lần so với KCN, CCN vắng nhà đầu tư. Đã đến lúc, các cơ quan trung ương cần xem xét, quy hoạch lại KCN, CCN ở ĐBSCL đúng với đặc điểm vùng, tránh chạy theo phong trào như lâu nay.
(Theo CATPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet