Đất thừa kế được đền bù có phải chia cho họ hàng?
Ở địa phương tôi có làm đường đi qua phần đất mà bà nội tôi đã cho tôi và tôi được đền bù một khoản tiền. Tuy nhiên các chú các bác tôi viết đơn lên UBND xã đòi gia đình tôi phải chia số tiền đền bù phần đất đó ra cho họ.
Gia đình tôi có 3,9 sào ruộng, được chia làm 6 suất, trong đó có 1 suất của bà nội tôi. Khi bà còn sống đã cho gia đình tôi suất đất đó và hiện nay suất đất này nằm trong hộ khẩu của gia đình tôi. Hiện nay ở địa phương tôi có làm đường đi qua phần đất mà bà nội tôi đã cho tôi và tôi được đền bù một khoản tiền.
Tuy nhiên các chú các bác tôi (các con của bà nội tôi) viết đơn lên UBND xã đòi gia đình tôi phải chia số tiền đền bù phần đất đó ra cho họ.
Xin hỏi tôi có phải là người thừa kế hợp pháp của mảnh đất đó không? Và hiện giờ tôi có phải chia số tiền đó cho các chú các bác của mình không? (Câu hỏi của bạn đọc Chử Văn Ngọc, Hưng Yên).
Trả lời:
Nội dung trao đổi của bạn không nêu rõ bà nội mất khi nào và bà nội bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn có giấy tờ gì chứng minh hay không và hiện ai đang đứng tên quyền sử dụng phần đất đó. Vì thế chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất: Nếu bạn có bất cứ giấy tờ gì chứng minh việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà nội cho bạn (Ví dụ: Giấy tờ tặng cho, hợp đồng mua bán, di chúc,…) là hợp pháp. Điều này đồng nghĩa bạn là chủ sử dụng hợp pháp của phần đất đó. Và bạn được hưởng toàn bộ số tiền đền bù theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Nếu bạn không có giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà nội cho bạn, quyền sử dụng đất hiện vẫn đứng tên bà nội bạn và bà nội bạn mất đi không để lại di chúc. Vì thế phần đất này sẽ được chia đều cho các người thừa kế ở hàng thứ nhất bao gồm: ông nội bạn ( nếu còn sống), tất cả các người con của bà bạn. Như vậy, số tiền đền bù đối với phần đất đó sẽ được chia đều cho những người nêu ở trên. Việc các chúc các bác bạn yêu cầu chia tiền đền bù trong trường hợp này là đúng quy định của pháp luật.
Các tranh chấp liên quan đến thừa kế và quyền sử dụng đất thường rất phức tạp. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ giấy tờ kèm theo để được tư vấn một cách chính xác và cụ thể.
Tuy nhiên các chú các bác tôi (các con của bà nội tôi) viết đơn lên UBND xã đòi gia đình tôi phải chia số tiền đền bù phần đất đó ra cho họ.
Xin hỏi tôi có phải là người thừa kế hợp pháp của mảnh đất đó không? Và hiện giờ tôi có phải chia số tiền đó cho các chú các bác của mình không? (Câu hỏi của bạn đọc Chử Văn Ngọc, Hưng Yên).
Ảnh minh họa |
Nội dung trao đổi của bạn không nêu rõ bà nội mất khi nào và bà nội bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn có giấy tờ gì chứng minh hay không và hiện ai đang đứng tên quyền sử dụng phần đất đó. Vì thế chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất: Nếu bạn có bất cứ giấy tờ gì chứng minh việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà nội cho bạn (Ví dụ: Giấy tờ tặng cho, hợp đồng mua bán, di chúc,…) là hợp pháp. Điều này đồng nghĩa bạn là chủ sử dụng hợp pháp của phần đất đó. Và bạn được hưởng toàn bộ số tiền đền bù theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Nếu bạn không có giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà nội cho bạn, quyền sử dụng đất hiện vẫn đứng tên bà nội bạn và bà nội bạn mất đi không để lại di chúc. Vì thế phần đất này sẽ được chia đều cho các người thừa kế ở hàng thứ nhất bao gồm: ông nội bạn ( nếu còn sống), tất cả các người con của bà bạn. Như vậy, số tiền đền bù đối với phần đất đó sẽ được chia đều cho những người nêu ở trên. Việc các chúc các bác bạn yêu cầu chia tiền đền bù trong trường hợp này là đúng quy định của pháp luật.
Các tranh chấp liên quan đến thừa kế và quyền sử dụng đất thường rất phức tạp. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ giấy tờ kèm theo để được tư vấn một cách chính xác và cụ thể.
Ls Hoàng Tuấn Anh, VP Luật Hoàng Kim
(Theo Vietnamnet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet