Đất tại Công viên Tuổi trẻ đã GPMB lại tiếp tục bị lấn chiếm
Vừa qua, hàng nghìn mét đất ở Công viên Tuổi trẻ, thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng đã bị một số hộ dân lấn chiếm để xây nhà trái phép. Tình trạng đó không được chính quyền địa phương xử lý, giải quyết triệt để, gây bức xúc trong nhân dân.
>>Hà Nội: Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô sẽ đi về đâu?
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, phố Võ Thị Sáu dài khoảng 2km, nối phố Thanh Nhàn với đường Trần Khát Chân. Tuyến phố này vừa được đầu tư kinh phí để cải tạo hệ thống thoát nước, lát lại vỉa hè hai bên đường, rất khang trang, thuận tiện cho người dân đến Công viên Tuổi trẻ vui chơi, thư giãn. Thế nhưng, do công tác quản lý của Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ không tốt, dẫn đến khu đất đã được quy hoạch ở phía tây và bắc của Công viên Tuổi trẻ trên phố Võ Thị Sáu, giáp với đường Trần Khát Chân bị một số người dân chiếm dụng xây nhà trái phép để kinh doanh, làm dịch vụ rửa, sửa chữa ô tô, xe máy.
Tính đến ngày 22/11/2011, đã có 1.106m2 đất bị 14 hộ gia đình lấn chiếm và tái lấn chiếm. Toàn bộ diện tích 1.106m2 đất này trước đây là của 24 hộ gia đình đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhà ở tái định cư và giao đất cho Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ quản lý. Song từ khi tiếp nhận mặt bằng, Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ không sử dụng hoặc có kế hoạch khai thác, bảo vệ một cách hiệu quả, để đất hoang hóa, dẫn đến việc một số hộ gia đình quay lại lấn chiếm.
Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền của quận Hai Bà Trưng, phường Thanh Nhàn không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nên người dân đã thi nhau chiếm dụng, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Sau khi lấn chiếm, các hộ đã xây dựng thành cửa hàng, cửa hiệu. Bên cạnh đó, cả một đoạn vỉa hè, lòng đường mới được duy tu, kéo dài từ cổng công viên đến đường Trần Khát Chân cũng thường xuyên bị những người lấn chiếm chiếm dụng để hoạt động kinh doanh và làm dịch vụ rửa xe. Theo quan sát của chúng tôi, suốt từ sáng sớm đến chiều tối, tại đây lúc nào cũng có hàng chục xe ô tô dừng, đỗ tùy tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường. Nước rửa xe, bùn cát chảy lênh láng, đọng lại trên đường, khiến cho người và phương tiện tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi qua đây. Ông Nguyễn Tiến Toàn, một người điều khiển phương tiện bức xúc: "Rất nhiều lần đi qua khu vực này bị nước từ vòi rửa xe bắn vào người, làm ướt, bẩn quần áo. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, việc hết ô tô này đến ô tô khác quay đầu, ra vào đã gây cản trở, ùn tắc, mất an toàn giao thông…".
Trước tình trạng nêu trên, ngày 25/7/2011, Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội đã có văn bản gửi UBND phường và Công an phường Thanh Nhàn đề nghị giúp đỡ giải tỏa các hộ lấn chiếm tại khu vực tây và bắc công viên. Tuy nhiên, đến ngày 30/11/2011, chính quyền phường Thanh Nhàn mới tổ chức cưỡng chế xong một trường hợp vi phạm, đó là trường hợp hộ ông Lê Tuấn Hùng, ở số nhà 91 Võ Thị Sáu.
Thiết nghĩ, để bảo đảm kỷ cương phép nước, tính nghiêm minh của pháp luật, chính quyền phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng cần quyết liệt trong việc tổ chức, tiến hành cưỡng chế, giải phóng mặt bằng những diện tích đất của Công viên Tuổi trẻ đã bị lấn chiếm. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình lấn chiếm, xây dựng trái phép, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận nhân dân và làm lãng phí đất đai, tài sản của Nhà nước.
Đất của Công viên Tuổi trẻ bị các cửa hàng rửa xe chiếm dụng. |
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, phố Võ Thị Sáu dài khoảng 2km, nối phố Thanh Nhàn với đường Trần Khát Chân. Tuyến phố này vừa được đầu tư kinh phí để cải tạo hệ thống thoát nước, lát lại vỉa hè hai bên đường, rất khang trang, thuận tiện cho người dân đến Công viên Tuổi trẻ vui chơi, thư giãn. Thế nhưng, do công tác quản lý của Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ không tốt, dẫn đến khu đất đã được quy hoạch ở phía tây và bắc của Công viên Tuổi trẻ trên phố Võ Thị Sáu, giáp với đường Trần Khát Chân bị một số người dân chiếm dụng xây nhà trái phép để kinh doanh, làm dịch vụ rửa, sửa chữa ô tô, xe máy.
Tính đến ngày 22/11/2011, đã có 1.106m2 đất bị 14 hộ gia đình lấn chiếm và tái lấn chiếm. Toàn bộ diện tích 1.106m2 đất này trước đây là của 24 hộ gia đình đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhà ở tái định cư và giao đất cho Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ quản lý. Song từ khi tiếp nhận mặt bằng, Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ không sử dụng hoặc có kế hoạch khai thác, bảo vệ một cách hiệu quả, để đất hoang hóa, dẫn đến việc một số hộ gia đình quay lại lấn chiếm.
Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền của quận Hai Bà Trưng, phường Thanh Nhàn không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nên người dân đã thi nhau chiếm dụng, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Sau khi lấn chiếm, các hộ đã xây dựng thành cửa hàng, cửa hiệu. Bên cạnh đó, cả một đoạn vỉa hè, lòng đường mới được duy tu, kéo dài từ cổng công viên đến đường Trần Khát Chân cũng thường xuyên bị những người lấn chiếm chiếm dụng để hoạt động kinh doanh và làm dịch vụ rửa xe. Theo quan sát của chúng tôi, suốt từ sáng sớm đến chiều tối, tại đây lúc nào cũng có hàng chục xe ô tô dừng, đỗ tùy tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường. Nước rửa xe, bùn cát chảy lênh láng, đọng lại trên đường, khiến cho người và phương tiện tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi qua đây. Ông Nguyễn Tiến Toàn, một người điều khiển phương tiện bức xúc: "Rất nhiều lần đi qua khu vực này bị nước từ vòi rửa xe bắn vào người, làm ướt, bẩn quần áo. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, việc hết ô tô này đến ô tô khác quay đầu, ra vào đã gây cản trở, ùn tắc, mất an toàn giao thông…".
Trước tình trạng nêu trên, ngày 25/7/2011, Công ty Đầu tư và dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội đã có văn bản gửi UBND phường và Công an phường Thanh Nhàn đề nghị giúp đỡ giải tỏa các hộ lấn chiếm tại khu vực tây và bắc công viên. Tuy nhiên, đến ngày 30/11/2011, chính quyền phường Thanh Nhàn mới tổ chức cưỡng chế xong một trường hợp vi phạm, đó là trường hợp hộ ông Lê Tuấn Hùng, ở số nhà 91 Võ Thị Sáu.
Thiết nghĩ, để bảo đảm kỷ cương phép nước, tính nghiêm minh của pháp luật, chính quyền phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng cần quyết liệt trong việc tổ chức, tiến hành cưỡng chế, giải phóng mặt bằng những diện tích đất của Công viên Tuổi trẻ đã bị lấn chiếm. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình lấn chiếm, xây dựng trái phép, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận nhân dân và làm lãng phí đất đai, tài sản của Nhà nước.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet