Đất tại 29 dự án bị dừng, dân sẽ được cấp giấy, chuyển nhượng
Sở TN&MT Tp.HCM vừa có công văn gửi các quận, huyện về việc không tiếp tục gia hạn cho 29 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư nhưng chỉ mới bồi thường dưới 50%. Người sử dụng đất bị ảnh hưởng bởi các dự án này sẽ được khôi phục các quyền lợi của mình.
Thông báo công khai cho dân
- Phóng viên: Thông báo trên liệu đã đủ hiệu lực pháp lý thi hành ngay hay phải đợi UBND TP có những quyết định đơn lẻ chấm dứt từng dự án thì người dân mới được khôi phục các quyền của mình?
- Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tp.HCM: Trong văn bản chấp thuận địa điểm cho các dự án đều có lưu ý là văn bản này chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Do đó có thể hiểu nếu sau 12 tháng mà chủ đầu tư không hoàn thành các thủ tục pháp lý thì đương nhiên văn bản chấp thuận địa điểm hết hiệu lực (trừ khi được TP chấp thuận cho gia hạn). Thông báo của TP nhắc lại, khẳng định không đồng ý gia hạn chấp thuận địa điểm cho 29 dự án thỏa thuận bồi thường chưa được 50%. Như vậy là đã đủ về pháp lý.
Sở TN&MT đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện thông báo công khai việc này tại trụ sở và tại UBND phường, xã nơi có dự án để người dân được biết. Sở cũng sẽ gửi văn bản thông báo cụ thể cho từng chủ đầu tư.
- Vậy người sử dụng đất được khôi phục những quyền gì từ việc TP không gia hạn các dự án này, thưa ông?
- Tới đây người dân sẽ được mua bán chuyển nhượng, được cấp giấy chứng nhận. Về nguyên tắc mà nói, với những dự án chỉ mới được chấp thuận địa điểm thì người dân chưa bị hạn chế quyền gì cả. Tuy nhiên, vừa qua có một số nơi lại hiểu rằng chấp thuận địa điểm gần như là quyết định thu hồi đất nên không cấp giấy chứng nhận cho người dân. Sở TN&MT phải có công văn hướng dẫn rõ việc này. Khi nào có quyết định thu hồi đất thì các quyền nói trên mới bị hạn chế.
- Vậy cấp phép xây dựng mới thì sao?
- Riêng việc này có lẽ không được. Qua kiểm tra thì gần như 29 dự án trên đều nằm trong quy hoạch được duyệt. Do đó đất của người dân vẫn là đất bị quy hoạch, chỉ được cấp phép xây dựng tạm nếu trước đó là đất ở có nhà ở hiện hữu.
Doanh nghiệp không thể khiếu nại
- Việc không gia hạn cho 29 dự án có gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp (DN) không? Với phần diện tích họ đã thỏa thuận bồi thường thì sao?
- Các dự án trên đều đã được gia hạn một hoặc nhiều lần, không có dự án nào chỉ mới vừa lố thời hạn là bị “trảm”. Trong kinh doanh, DN phải chấp nhận có những lúc thất bại, rủi ro chứ không thể luôn luôn thành công. Hơn nữa, việc văn bản chấp thuận chỉ có hiệu lực trong 12 tháng đã được thông báo cụ thể ngay từ đầu. Đến nay Sở không thấy DN nào khiếu nại.
Những phần diện tích đất DN đã thỏa thuận bồi thường thì vẫn là tài sản của họ, Nhà nước không đụng gì tới. Nếu sau này TP tiếp tục thực hiện dự án, DN sẽ có ưu thế hơn do đã thỏa thuận được một phần.
- Sắp tới đây DN còn được thỏa thuận bồi thường nữa hay không?
- Cơ chế thỏa thuận có điểm hay là tạo sự đồng thuận cao giữa DN và người dân. Một số DN làm tốt việc này, dự án lớn mà không hề có khiếu nại gì như Him Lam, Nam Long… Tuy nhiên, khuyết điểm của việc thỏa thuận là tạo ra tình trạng da beo, loang lổ. Có dự án hình cây thông, hình cổ vịt, xiên xẹo và không kết nối được với hạ tầng do DN chỉ có khả năng thỏa thuận được như thế.
Với những dự án nhỏ thì vẫn cần cơ chế thỏa thuận. Việc thu hồi đất rồi sau đó đấu giá thì sẽ phát huy tác dụng tốt nếu có một cơ quan tương đối độc lập giám sát về giá bồi thường để người dân không khiếu nại giá này quá thấp so với thực tế. Trước mắt TP cần cố gắng làm cho thật tốt những khu đô thị vệ tinh đã có quyết định thu hồi đất.
- Xin cảm ơn ông.
- Phóng viên: Thông báo trên liệu đã đủ hiệu lực pháp lý thi hành ngay hay phải đợi UBND TP có những quyết định đơn lẻ chấm dứt từng dự án thì người dân mới được khôi phục các quyền của mình?
- Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tp.HCM: Trong văn bản chấp thuận địa điểm cho các dự án đều có lưu ý là văn bản này chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Do đó có thể hiểu nếu sau 12 tháng mà chủ đầu tư không hoàn thành các thủ tục pháp lý thì đương nhiên văn bản chấp thuận địa điểm hết hiệu lực (trừ khi được TP chấp thuận cho gia hạn). Thông báo của TP nhắc lại, khẳng định không đồng ý gia hạn chấp thuận địa điểm cho 29 dự án thỏa thuận bồi thường chưa được 50%. Như vậy là đã đủ về pháp lý.
Sở TN&MT đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện thông báo công khai việc này tại trụ sở và tại UBND phường, xã nơi có dự án để người dân được biết. Sở cũng sẽ gửi văn bản thông báo cụ thể cho từng chủ đầu tư.
Tới đây người dân sẽ được mua bán chuyển nhượng, được cấp giấy chứng nhận với những dự án chỉ mới được chấp thuận địa điểm mà nhà đầu tư chỉ mới bồi thường dưới 50%. Ảnh: HTD |
- Vậy người sử dụng đất được khôi phục những quyền gì từ việc TP không gia hạn các dự án này, thưa ông?
- Tới đây người dân sẽ được mua bán chuyển nhượng, được cấp giấy chứng nhận. Về nguyên tắc mà nói, với những dự án chỉ mới được chấp thuận địa điểm thì người dân chưa bị hạn chế quyền gì cả. Tuy nhiên, vừa qua có một số nơi lại hiểu rằng chấp thuận địa điểm gần như là quyết định thu hồi đất nên không cấp giấy chứng nhận cho người dân. Sở TN&MT phải có công văn hướng dẫn rõ việc này. Khi nào có quyết định thu hồi đất thì các quyền nói trên mới bị hạn chế.
- Vậy cấp phép xây dựng mới thì sao?
- Riêng việc này có lẽ không được. Qua kiểm tra thì gần như 29 dự án trên đều nằm trong quy hoạch được duyệt. Do đó đất của người dân vẫn là đất bị quy hoạch, chỉ được cấp phép xây dựng tạm nếu trước đó là đất ở có nhà ở hiện hữu.
Doanh nghiệp không thể khiếu nại
- Việc không gia hạn cho 29 dự án có gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp (DN) không? Với phần diện tích họ đã thỏa thuận bồi thường thì sao?
- Các dự án trên đều đã được gia hạn một hoặc nhiều lần, không có dự án nào chỉ mới vừa lố thời hạn là bị “trảm”. Trong kinh doanh, DN phải chấp nhận có những lúc thất bại, rủi ro chứ không thể luôn luôn thành công. Hơn nữa, việc văn bản chấp thuận chỉ có hiệu lực trong 12 tháng đã được thông báo cụ thể ngay từ đầu. Đến nay Sở không thấy DN nào khiếu nại.
Những phần diện tích đất DN đã thỏa thuận bồi thường thì vẫn là tài sản của họ, Nhà nước không đụng gì tới. Nếu sau này TP tiếp tục thực hiện dự án, DN sẽ có ưu thế hơn do đã thỏa thuận được một phần.
- Sắp tới đây DN còn được thỏa thuận bồi thường nữa hay không?
- Cơ chế thỏa thuận có điểm hay là tạo sự đồng thuận cao giữa DN và người dân. Một số DN làm tốt việc này, dự án lớn mà không hề có khiếu nại gì như Him Lam, Nam Long… Tuy nhiên, khuyết điểm của việc thỏa thuận là tạo ra tình trạng da beo, loang lổ. Có dự án hình cây thông, hình cổ vịt, xiên xẹo và không kết nối được với hạ tầng do DN chỉ có khả năng thỏa thuận được như thế.
Với những dự án nhỏ thì vẫn cần cơ chế thỏa thuận. Việc thu hồi đất rồi sau đó đấu giá thì sẽ phát huy tác dụng tốt nếu có một cơ quan tương đối độc lập giám sát về giá bồi thường để người dân không khiếu nại giá này quá thấp so với thực tế. Trước mắt TP cần cố gắng làm cho thật tốt những khu đô thị vệ tinh đã có quyết định thu hồi đất.
- Xin cảm ơn ông.
Nhiều dự án bồi thường 0% Theo thống kê của Sở TN&MT, trong số 29 dự án không được gia hạn chấp thuận địa điểm, có một số dự án chưa thỏa thuận bồi thường được mét vuông nào. Chẳng hạn, dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Bình Tây Plaza (quận 6) của Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hoàng Phúc; khu nhà ở của Công ty Biên Thùy (phường 5, quận Gò Vấp); khu dân cư tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh của Công ty Gia Tuệ…. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet