Đất mua chung có được chia sổ đỏ?
Hỏi: Tôi cùng hai người bạn góp tiền mua chung một mảnh đất. Xin hỏi tôi cần phải làm những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi và tránh xảy ra tranh chấp sau này....<br />
Trường hợp không phải là vợ chồng có được đứng tên chung trên sổ đỏ không?
Ông Vũ Hồng Sơn (tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Trước đây, tại khoản 6 Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định, đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất thì ghi tên tất cả những người sử dụng đất đó trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp nhà chung cư.
Nhưng kể từ ngày 1/12/2009, quy định tại Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP nêu trên đã bị bãi bỏ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhưng kể từ ngày 1/12/2009, quy định tại Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP nêu trên đã bị bãi bỏ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ảnh minh họa |
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP quy định: Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Cùng với đó, tại Điều 4, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc ghi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
- Tên cá nhân trong nước;
- Tên của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Tên người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình);
- Tên cả vợ và chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng;
- Tên tổ chức trong nước; tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; cơ sở tôn giáo; cộng đồng dân cư.
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin của người được cấp; dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc ghi “Cùng sử dụng đất với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất, hoặc ghi “Cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.
2 hình thức cấp giấy chứng nhận
Cụ thể vấn đề ông Vũ Hồng Sơn hỏi, hiện nay quy định ghi tên tất cả những người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất đã bị bãi bỏ. Chỉ riêng trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì được ghi tên cả vợ và chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận:
- Một là, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
- Hai là, cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng theo quy định của pháp luật) về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện của nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Để đảm bảo quyền lợi của mỗi thành viên góp tiền mua chung quyền sử dụng đất và phòng ngừa phát sinh tranh chấp. Tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng), phần thông tin bên nhận chuyển nhượng phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của tất cả mọi thành viên trong nhóm người góp tiền mua chung.
Khi làm thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chủ sử dụng đất, tất cả thành viên nhóm người góp tiền mua chung phải lập hợp đồng ủy quyền (có công chứng) ủy quyền cho một người đại diện của nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận. Lưu ý, nội dung phạm vi ủy quyền chỉ giới hạn trong việc cử người là thành viên trong nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận.
Cùng với đó, tại Điều 4, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc ghi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
- Tên cá nhân trong nước;
- Tên của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Tên người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình);
- Tên cả vợ và chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng;
- Tên tổ chức trong nước; tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; cơ sở tôn giáo; cộng đồng dân cư.
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin của người được cấp; dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc ghi “Cùng sử dụng đất với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất, hoặc ghi “Cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.
2 hình thức cấp giấy chứng nhận
Cụ thể vấn đề ông Vũ Hồng Sơn hỏi, hiện nay quy định ghi tên tất cả những người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất đã bị bãi bỏ. Chỉ riêng trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì được ghi tên cả vợ và chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận:
- Một là, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
- Hai là, cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng theo quy định của pháp luật) về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện của nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Để đảm bảo quyền lợi của mỗi thành viên góp tiền mua chung quyền sử dụng đất và phòng ngừa phát sinh tranh chấp. Tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng), phần thông tin bên nhận chuyển nhượng phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của tất cả mọi thành viên trong nhóm người góp tiền mua chung.
Khi làm thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chủ sử dụng đất, tất cả thành viên nhóm người góp tiền mua chung phải lập hợp đồng ủy quyền (có công chứng) ủy quyền cho một người đại diện của nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận. Lưu ý, nội dung phạm vi ủy quyền chỉ giới hạn trong việc cử người là thành viên trong nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận.
Luật sư Trần Văn Toàn
(Theo Chinhphu.vn)
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet