Giảm đến 30%

Nhà đất ở Hà Tây đang xuống giá mạnh. Đất phân lô, bán nền của các dự án giá đã rớt từ 20 - 30% so với đầu năm. Đất các khu đô thị mới như Văn Khê, Văn Phú ở Hà Đông hiện có giá 16 - 19 triệu đồng/m2 (đầu năm là 20 - 22 triệu đồng/m2).

Giá căn hộ chung cư hiện cũng giảm 15 - 20% so với đầu năm. Căn hộ tầng 5 ở Khu đô thị Văn Quán (TP Hà Đông), khu đô thị cao cấp nhất ở Hà Tây, hiện có giá 13 triệu đồng/m2, trong khi đó cách đây nửa năm giá căn hộ đó là 16 triệu đồng/m2.

Nhà chung cư ở Khu đô thị Văn Phú nằm cách đó không xa, giá hiện chỉ còn trên 10 triệu đồng/m2.

Sở dĩ đất dự án mất giá hơn so với căn hộ là do giá vật liệu xây dựng tăng, chi phí cho việc xây căn hộ bị đội lên nhiều so với trước đây, vì vậy người mua không còn mặn mà với việc cùng lúc phải bỏ tiền ra mua đất rồi xây nhà.

“Nhà đất ở Hà Tây giảm giá cũng giống như tình trạng chung của cả nước. Ở đây giá sẽ còn giảm ít nhất là cho đến hết năm nay” - ông Nguyễn Văn Khương, ở Vạn Phúc, Hà Đông, một chuyên gia buôn bán bất động sản nhận định.

Ông Khương cho biết, vừa mới “thoát” khỏi một mảnh đất gần 100m2 ở khu Hà Trì với giá bán 19 triệu đồng/m2, trong khi vào thời điểm này giá đất ở đó chỉ còn 18 triệu đồng/m2.

Giờ thì ông Khương thở phào vì đã cắt được lỗ: “Tôi “ôm” mảnh đó cả nửa năm, hy vọng càng gần ngày Hà Tây về Hà Nội thì đất càng lên giá nhưng thực tế thì ngược lại. May mà còn bán được”.

Dân đòi đền bù cao

Ở “Hà Nội mới”, nếu như đất tại các khu trung tâm, khu đô thị, dự án đang trên đà rớt giá và ít giao dịch, thì đất ở những vùng nông thôn, xa trung tâm lại gần như đông cứng.

Thông tin về Hà Nội mở rộng không mấy tác động đến những nơi này bởi tâm lý của người dân khi bỗng chốc trở thành người thủ đô là mừng vui, dù cuộc sống hiện tại của phần lớn người dân ở đây vẫn gắn với ruộng đồng, cày cuốc.

  

Dân Hoài Đức (Hà Tây) đã từng bán đất canh tác ồ ạt khi
có thông tin sáp nhập.

Hỏi giá đất ở đây, hầu hết người dân sẽ không biết là bao nhiêu vì không mấy khi thấy ai mua bán. Ông Nguyễn Văn Chính ở xã Tam Đồng, Mê Linh (Vĩnh Phúc) bộc bạch: “Bao nhiêu đời nay, dân chúng tôi sống bằng nghề nông, nghe về Thủ đô thì sướng nhưng hiện giờ thấy giá đất vẫn vậy”.

Nhưng với nhiều nơi, đất dự án đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho nông dân thì câu chuyện lại khác. Đơn cử như ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh đang thực hiện đền bù cho một dự án lớn.

Ông Nguyễn Hoàng Tiến, Cán bộ địa chính xã Mê Linh cho hay: “Một phần diện tích đã đền bù xong nhưng ở phần còn lại, nhiều người dân yêu cầu phải được đền bù với giá cao hơn vì đất ở đây sẽ là của thủ đô. Giải quyết yêu cầu của người dân là rất khó”.

Tin đồn có giá hơn tin thật

Thị trường nhà đất ở “Hà Nội mới” trong hơn nửa năm nay diễn biến hết sức bất ngờ, trái ngược với dự đoán của các chuyên gia, nhà đầu tư cũng như người mua.

Giá nhà đất ở đây nóng bỏng nhất vào cuối năm 2007 và đầu năm nay, khi tin đồn Hà Tây, Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sẽ về Hà Nội rộ lên. Thời điểm này giá nhà đất có nơi vọt lên gần gấp đôi chỉ sau mấy tháng.

Bởi giới đầu tư cho rằng, khi những nơi này chính thức về Hà Nội thì giá nhà đất sẽ lên cao ngất nên đổ xô vào mua. Với tư thế của nhà đầu tư đón đầu cùng những người có nhu cầu thực về nhà ở, khi đó thị trường nóng nhất ở những vùng gần “Hà Nội cũ”.

Thế nhưng không như mong đợi, vào tháng 3, khi thông tin Hà Tây, Mê Linh và 4 xã của huyện Lương Sơn sẽ về Hà Nội không còn là tin đồn, mà báo chí đưa tin rầm rộ, thì giá nhà đất ở đây lại đảo chiều đi xuống. Đặc biệt đến khi Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về mở rộng Hà Nội, thì giá nhà đất ở “Hà Nội mới” vẫn tụt giảm từng ngày.

Theo Dân Trí

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME