Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp để lập lại trật tự, kỷ cương trong giao thông, song hạ tầng hiện còn thiếu đồng bộ, phương tiện giao thông công cộng chưa được đảm bảo, các bến bãi, đỗ xe tập trung còn thiếu, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn xảy ra trên nhiều tuyến phố, do đó, việc giải tỏa 262 tuyến phố vẫn chưa thực sự tạo nổi bật.

Đất các trụ sở cũ sẽ không được chuyển thành nhà ở | ảnh 1
Hà Nội muốn giãn dân để giảm sức ép cho hạ tầng đô thị - Ảnh: Lê Quân

Phó Thủ tướng yêu cầu cần dẹp bỏ tình trạng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhưng đồng thời phải xây dựng ngay các bãi đỗ xe tập trung, có cơ chế chính sách ưu đãi đột phá để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.

Một vấn đề “nóng” trong giao thông Hà Nội bấy lâu là việc di dời các trường đại học, bệnh viện, cơ quan ra khỏi nội đô để giảm mật độ dân cư nội thành đến nay vẫn bế tắc. Thứ trưởng Bộ GT-ĐT Trần Quang Quý cho rằng, do năng lực và kinh phí của các trường có hạn.

“Đất giao cho các trường phải là mặt bằng sạch, các trường không có đủ năng lực để đi giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, kinh phí di dời trụ sở các trường đại học cũng không có”, ông Quý cho biết.

Ông Quý đề nghị, Chính phủ cần có cơ chế hoặc cho các trường vay vốn di dời, nếu không tiến độ như hiện nay thì đến năm 2015 cũng chưa có trường nào dời đi được.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, UBND TP.Hà Nội sẽ không đồng ý với bất kỳ chủ trương nào chuyển mục đích trụ sở cũ sang kinh doanh, khu đô thị, khu dân cư để lấy kinh phí. Bởi, nếu làm như vậy, không những không giãn được mật độ dân cư nội đô mà còn làm gia tăng thêm sức ép. Do đó, trước mắt, Bộ GD-ĐT phải có quy hoạch mạng lưới các trường đại học để Bộ Xây dựng và UBND TP.Hà Nội xem xét, phê duyệt bố trí các điểm trường tập trung.

(Theo Thanh niên)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME