Dành 7 năm làm "cố đô Huế thu nhỏ" ở Sài Gòn để báo hiếu cha mẹ
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng đã miệt mài tái hiện cố đô Huế một cách sinh động trong suốt 7 năm trời để giúp cha mẹ được thấy quê hương mỗi ngày.
Tiến sĩ Tùng (46 tuổi) đã dành 1.000m2 đất sau nhà (đường Hoàng Hữu Nam, quận 9, Tp.HCM)
để tái hiện lại toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế theo tỷ lệ 1/700
Công trình "cố đô Huế thu nhỏ" đầy tinh xảo có 151 kiến trúc như chùa Thiên Mụ,
Hoàng thành, Tử cấm thành, lăng các vua triều Nguyễn, cầu Trường Tiền...
Ông Tùng chia sẻ, tôi vào Sài Gòn cùng gia đình từ năm 10 tuổi nên hình ảnh quê hương luôn da diết.
Mẹ tôi lo lắng khi tuổi cao sức yếu sẽ khó về Huế. Tôi tái hiện lại di tích cố đô để mẹ cha được ngắm
quê hương mỗi ngày. Hơn nữa còn cho con cháu trong nhà gìn giữ gia phong, văn hóa cội nguồn.
Từ năm 2000, ông Tùng nhiều lần về quê tìm các nghệ nhân xưa, gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế...
Ban đầu, ông thử lấy gỗ để làm mô hình thành quách, lăng tẩm nhưng chỉ vài tháng là hỏng.
Sau với sự chỉ giúp của nghệ nhân, ông chuyển sang làm bằng đá lấy ở Bửu Long (Biên Hòa).
Công trình được hoàn thành vào năm 2007. Ngọ Môn, vườn Cơ Hạ, điện Thái Hoà... được tái hiện
nguyên mẫu thực. Xuôi theo dòng sông Hương là cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Phu Vân Lâu,
điện Hòn Chén, đình Thương Bạc... Cụ Nguyễn Thị Ngọc Dung (79 tuổi, mẹ anh Tùng) bộc bạch:
"Ban đầu, tôi không nghĩ Tùng có thể làm được. Mỗi ngày thức giấc thấy Huế lòng bỗng vui lắm.
Hầu như ngày nào tôi cũng ra đây để ngắm cảnh".
Tiến sĩ Tùng chia sẻ, suốt 7 năm, nhiều lần chán nản nhưng vì nghĩ mẹ sẽ vui và tình yêu với Huế
là lại có thêm động lực. Các công trình Kỳ Đài, Ngọ Môn, Hiển Lâm rất khó để tái hiện.
Khi làm được các công trình này thì việc làm các kiến trúc khác sẽ dễ hơn.
Ông cho rằng, công trình có điểm thú vị là tái hiện toàn bộ công trình hoang phế hoặc bị tàn phá
do chiến tranh như điện Kiến Trung, Vườn Cơ Hạ, điện Cần Chánh... để người xem có cái nhìn bao quát
Từng chi tiết nhỏ được làm rất cầu kỳ với những đường nét chạm trổ tinh tế
Hình ảnh lăng Khải Định không chỉ đúng tỷ lệ mà còn đúng hướng so với thực tế. Các lăng vua Gia Long,
Tự Đức, Minh Mạng cũng được người đàn ông gốc Huế chọn để tái hiện.
Mô hình Điện Hòn Chén bên dòng sông Hương. Để công trình chân thực nhất, các di tích không chỉ được
chạm trổ đúng tỷ lệ mà còn đúng với thực tế về hướng chảy, những khúc uốn lượn của dòng sông Hương.
Sau chục năm từ khi được xây dựng, các kiến trúc bằng đá càng cổ kính hơn khi được phủ rêu phong
Chùa Thiên Mụ với tháp Phước Duyên cao 7 tầng dưới những tán cây. Ông Tùng tâm sự: "Tôi hy vọng
công trình có thể bền vững được trăm năm để thế hệ sau có tư liệu nghiên cứu, học hỏi".
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet