Đăng ký biến động phần diện tích xây dựng tăng thêm
Hỏi: Gia đình tôi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất.
Do nhu cầu sinh hoạt, chúng tôi muốn sửa sang và xây thêm tầng (đã được cấp giấy phép xây dựng), cần thực hiện thủ tục gì để đăng ký kê khai xác nhận về phần diện tích xây dựng tăng thêm? Hoàng Văn Hảo (Ba Đình, Hà Nội)
Điều 29, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động về thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình, nêu rõ: Người đề nghị đăng ký biến động nộp một bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị đăng ký biến động;
b) Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
b) Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng phải xin phép xây dựng, nhưng trong hồ sơ đăng ký biến động không có giấy phép xây dựng thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
c) Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính; trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn sau khi người được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Trả lời
Sau khi được cấp phép xây dựng, muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho phần xây mới, bạn phải làm thủ tục đăng ký biến động để được cấp lại giấy chứng nhận cho trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình xây dựng.Điều 29, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động về thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình, nêu rõ: Người đề nghị đăng ký biến động nộp một bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị đăng ký biến động;
b) Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
b) Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng phải xin phép xây dựng, nhưng trong hồ sơ đăng ký biến động không có giấy phép xây dựng thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
c) Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính; trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn sau khi người được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Thạc sĩ, luật sư Lê Việt Nga
(Theo Landtoday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet