Đằng đẵng sống tạm cư
Tám năm trôi qua. Từ khi di dời nhà cửa, giải tỏa đất đai, nhiều gia đình vẫn sống tạm cư như lúc dự án chưa ra đời.
Đó là chuyện xảy ra tại dự án trung tâm thương mại Bình Điền (giai đoạn 2) thuộc P.7, Q.8 (Tp.HCM). Từ năm 2004, các hộ dân này vẫn sống lây lất suốt tám năm qua, mỏi mòn chờ đợi được giao đất tái định cư.
Bà Nguyễn Thị Hoa - một người sống tạm cư - nói từ năm 2005 gia đình phải mướn 50m2 đất của Hợp tác xã Phú Sơn để cất nhà ở tạm chờ giao nền tái định cư. Chị Nguyễn Thị Kim Tuyền (35 tuổi), một nách hai con, cũng sống trong căn nhà tạm bợ chờ tái định cư. Chị cho biết lúc giải tỏa nhà cửa, đứa con thứ nhất mới 5 tuổi, nay cháu đã học lớp 8. Còn cháu thứ hai chưa sinh ra, nay đã lên 3.
Sau nhiều lần chuyển chủ đầu tư, đến nay người bị giải tỏa chưa nhận được nền tái định cư sau tám năm di dời nhà cửa. Báo cáo của UBND Q.8 cho biết qua kiểm tra thực tế khu tái định cư cho thấy một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh (cấp điện, nước, cao độ nền chưa đạt yêu cầu...). Giải quyết bức xúc trên, tại buổi làm việc sáng 6/9, ông Phạm Văn Đông - trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - đề nghị phải hoàn thành giao nền đất tái định cư cho 47 hộ dân đang tạm cư trước ngày 20/9. Cũng cần nhắc lại, tại buổi làm việc với Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP hôm 26/7, thời hạn giao nền tái định cư được cam kết trước ngày 25/8 nhưng đã lỗi hẹn.
Ngoài ra, cả 47 hộ dân đang tạm cư đều thuộc diện phải nộp tiền giá trị chênh lệch giữa nơi ở cũ và nơi ở mới. Số tiền phải bù thấp nhất là 4 triệu đồng, cao nhất là 210 triệu đồng. Trong khi đó các văn bản thỏa thuận với người dân khi thu hồi đất là họ được hoán đổi ngang, nên tất cả đều không đồng ý nộp số tiền chênh lệch này. UBND Q.8 đã có công văn đề nghị Hội đồng thẩm định bồi thường TP, Sở Tài chính TP xem xét xác định lại đơn giá tái định cư sao cho giá bán tái định cư phải ngang bằng hoặc không cao hơn giá bồi thường để các hộ dân không phải bù tiền chênh lệch.
Đại diện Công ty Phú Mỹ Lợi cho biết trong số 400 nền tái định cư, hiện có 130 nền đất đủ điều kiện hạ tầng cần thiết để bố trí tái định cư cho người dân. Công ty kiến nghị UBND Q.8 tổ chức bốc thăm, bố trí 47 hộ dân vào khu vực này.
Lây lất nhiều năm
UBND Q.8 cho biết tại dự án trung tâm thương mại Bình Điền có 164 trường hợp đủ điều kiện bố trí tái định cư và hoán đổi đất. Trong đó có 47 trường hợp đang sống tạm cư đã nhiều năm. Từ ngày tạm cư đến nay, mỗi người trong hộ gia đình được trả 300.000 đồng/tháng.Bà Nguyễn Thị Hoa - một người sống tạm cư - nói từ năm 2005 gia đình phải mướn 50m2 đất của Hợp tác xã Phú Sơn để cất nhà ở tạm chờ giao nền tái định cư. Chị Nguyễn Thị Kim Tuyền (35 tuổi), một nách hai con, cũng sống trong căn nhà tạm bợ chờ tái định cư. Chị cho biết lúc giải tỏa nhà cửa, đứa con thứ nhất mới 5 tuổi, nay cháu đã học lớp 8. Còn cháu thứ hai chưa sinh ra, nay đã lên 3.
Ai chịu trách nhiệm?
Dự án trung tâm thương mại Bình Điền (hay còn gọi là chợ đầu mối Bình Điền), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tháng 5/2004, Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu quận 1 (Fimexco) được giao làm chủ đầu tư khu tái định cư (trước đó giao cho Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco). Đến tháng 3/2007, khu tái định cư này lại chuyển sang chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Phú Mỹ Lợi.Sau nhiều lần chuyển chủ đầu tư, đến nay người bị giải tỏa chưa nhận được nền tái định cư sau tám năm di dời nhà cửa. Báo cáo của UBND Q.8 cho biết qua kiểm tra thực tế khu tái định cư cho thấy một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh (cấp điện, nước, cao độ nền chưa đạt yêu cầu...). Giải quyết bức xúc trên, tại buổi làm việc sáng 6/9, ông Phạm Văn Đông - trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - đề nghị phải hoàn thành giao nền đất tái định cư cho 47 hộ dân đang tạm cư trước ngày 20/9. Cũng cần nhắc lại, tại buổi làm việc với Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP hôm 26/7, thời hạn giao nền tái định cư được cam kết trước ngày 25/8 nhưng đã lỗi hẹn.
Ngoài ra, cả 47 hộ dân đang tạm cư đều thuộc diện phải nộp tiền giá trị chênh lệch giữa nơi ở cũ và nơi ở mới. Số tiền phải bù thấp nhất là 4 triệu đồng, cao nhất là 210 triệu đồng. Trong khi đó các văn bản thỏa thuận với người dân khi thu hồi đất là họ được hoán đổi ngang, nên tất cả đều không đồng ý nộp số tiền chênh lệch này. UBND Q.8 đã có công văn đề nghị Hội đồng thẩm định bồi thường TP, Sở Tài chính TP xem xét xác định lại đơn giá tái định cư sao cho giá bán tái định cư phải ngang bằng hoặc không cao hơn giá bồi thường để các hộ dân không phải bù tiền chênh lệch.
Đại diện Công ty Phú Mỹ Lợi cho biết trong số 400 nền tái định cư, hiện có 130 nền đất đủ điều kiện hạ tầng cần thiết để bố trí tái định cư cho người dân. Công ty kiến nghị UBND Q.8 tổ chức bốc thăm, bố trí 47 hộ dân vào khu vực này.
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet