Khi nhắc đến biệt thự thời Pháp, nhiều người nghĩ rằng đó là nơi ở của những người giàu có. Nhưng ít người biết rằng, mấy chục năm nay, 13 hộ dân sống trong ngôi biệt thự số 8 đường Tăng Bạt Hổ phải sống trong cảnh khổ sở, túng thiếu.

Ngôi biệt thự này có 2 tầng, chia ra 13 phòng dành cho 13 hộ dân sinh sống, trong đó có 6 hộ dân sống ở tầng 2 và 6 hộ dân ở tầng 1, còn 1 hộ dân còn lại thì sống ở gầm cầu thang. Hầu hết một căn phòng ở trong ngôi biệt thự cổ này rộng 20m2. Họ sống ở đó gần 100 năm và đã trải qua nhiều thế hệ khác nhau. 

Thực chất, trước đây ngôi biệt thự này được chia các phòng rõ ràng, một phòng rộng thênh thang thì giờ lại được người dân chia nhỏ từng phòng. Có phòng chia thành 2 - 3 phòng nhỏ để ở, vì thế mà các hộ sống trong tòa biệt thự này được ngăn cách nhau bởi những bức tường mỏng dính.

Phòng ở chỉ đủ để một chiếc giường và một cái tủ quần áo, không còn trống lối đi, nhiều hộ đã phải làm gác xép. Rác thải chưa kịp vứt cũng được người dân treo lên cửa để tránh làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh... Hành lang đi lại trước đây được người dân trưng dụng để phơi quần áo, để xô, chậu... và làm cả nhà vệ sinh. 

Người dân ở đây cũng cho biết, có nhiều hộ dân chưa dẫn được nước về và không có diện tích để làm nhà vệ sinh, nên vẫn phải dùng nhà vệ sinh chung cách 100m. 

Cụ Đỗ Xuân Ánh là con của GS Đỗ Xuân Hợp đã ở tòa nhà này hơn 60 năm cho biết: "Cảnh sống ở đây chật chội lắm. Trước đây tất cả mọi người sống ở đây còn phải dùng nhà vệ sinh chung. Hiện tại thì ngôi nhà đang xuống cấp trầm trọng, trời mưa nước dột tứ tung,... Chúng tôi cũng lo lắng, nhưng nếu không ở đây thì chúng tôi cũng không biết chuyển đi đâu?".

"Vì không được sửa nên chúng tôi cũng chỉ dám chèn những tấm mền vào cửa để chắn gió. Một căn phòng rộng 20m2 nhưng chúng tôi vừa ở, vừa nấu ăn, vừa tắm giặt cho 2 thế hệ gia đình" một người dân ở đó nói.

Tòa biệt thự cổ này hiện đang xuống cấp trầm trọng, vữa tường bong tróc, ngói cũng bị vỡ khiến nước ngấm vào nhà, các cánh cửa cũng mục nát, thậm chí không còn. Nhiều người dân ở đây cũng cho biết, mặc dù biết xuống cấp nhưng họ cũng không dám sửa vì đã có quy định. Bên cạnh đó họ cũng không biết di dời đi đâu nên phải cố gắng ở lại ngôi biệt thự cổ đang xuống cấp trầm trọng.

Theo Thông tư số 38/2009/TT-BXD về việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị, thông tư có hiệu lực từ ngày 22-1-2010, quy định về quản lý chặt những biệt thự có giá trị kiến trúc lịch sử ghi rõ: Việc cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự (bao gồm các biệt thự nhóm 1, biệt thự nhóm 2 và biệt thự nhóm 3) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch và quản lý kiến trúc.

Ngoài ra, thông tư còn nghiêm cấm việc tự ý phá dỡ hoặc cải tạo làm thay đổi quy hoạch, kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng của biệt thự. Việc cơi nới, chiếm dụng diện tích, tự ý đục phá, cải tạo, tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà biệt thự cũng bị nghiêm cấm. 

Hình ảnh PLVN ghi nhận được về sự khổ sở của người dân khi sống trong biệt thự cổ đang xuống cấp:

Ngôi biệt thự cổ, hơn 100 năm tuổi ở số 8, đường Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng.
 
Các cánh cửa sổ của ngôi biệt thự hầu hết bị gãy nên được người dân tận dụng để phơi quần áo. 
 
 Hình ảnh xập xệ của ngôi biệt thự cổ.
 
 Rêu phong mọc đầy tường của tòa nhà
 
 Mái ngói bị vỡ nhiều...
 
Cầu thang hư hỏng buộc người dân phải dùng bạt để che.
 
Trần nhà bị ngấm nước.
 
Cảnh sống chật chội, người dân phơi ngay quần áo trong ngôi nhà.
 
 Những cánh cửa bằng mên...
 
Nhà vệ sinh tạm bợ trong ngôi biệt thự cổ.
 
Căn phòng chỉ có 20m2 cho 2 thế hệ sinh sống.
 
 Một phòng được chia đều cho 2 hộ dân, lấy điểm giữa cánh cửa để làm "tường" ngăn cách.
 
Cụ Đỗ Xuân Ánh và căn phòng thiếu ánh sáng của mình.
 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME