Đại biểu Quốc hội "mổ xẻ" khiếu kiện đất đai
Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận toàn thể tại Hội trường về kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.
Báo cáo của UBTVQH cho thấy hiện có hơn 20 văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, nhưng lại được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau nên chồng chéo, bất cập, thiếu tính ổn định, khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số địa phương chưa tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, sai về nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như không đúng vị trí thửa đất, không đúng diện tích, cấp chồng lấn lên phần diện tích của người khác đã sử dụng ổn định.
Mặt khác là, sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức.
Qua công tác thanh tra giai đoạn 2003-2011 đã phát hiện và xử lý trả lại cho công dân 1.850 tỷ đồng, 4.817,8ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.921 công dân; kiến nghị xử lý hành chính 6.650 người; chuyển cơ quan điều tra 380 vụ với 665 đối tượng.
Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Đến ngày 30/6/2012, cả nước đã cấp được 35.857.594 Giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất với diện tích 20.458.864 ha.
Các đại biểu Trần Văn Tấn (đoàn Tiền Giang), Huỳnh Văn Tiếp (đoàn TP Cần Thơ) bày tỏ bức xúc trước thực tế có hơn 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai và trở thành hiện tượng phổ biến trong cả nước, ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và đời sống của nhân dân.
Các đại biểu cũng phân tích chỉ ra các nguyên nhân lớn dẫn đến thực trạng trên. Đó là chúng ta chưa đưa ra cơ sở pháp lý cụ thể để áp sát giá thị trường khi thu hồi đất của người dân đang sử dụng. Cán bộ làm công tác này vừa thiếu, vừa yếu, có nơi có lúc nhiều cán bộ còn bàng quan, thơ ơ, thiếu trách nhiệm với quyền và lợi ích của dân, có hiện tượng lợi ích nhóm, dòng họ, cố ý làm sai lệch hồ sơ đất đai để trục lợi khi giải quyết…
Bên cạnh đó, kỷ cương kỷ luật hành chính chưa nghiêm, có vụ việc cấp trên chỉ đạo nhưng cấp dưới chậm trễ hoặc không chấp hành. Có hiện tượng né tránh, đùn đẩy khi công dân khiếu nại, tố cáo.
Chỉ ra sự bất cập trong công tác này, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình), cho rằng, sự bất cập giữa các chính sách, pháp luật về đất đai, sự thiếu ổn định của các chính sách và có hiện tượng các văn bản về lĩnh vực này “đá nhau” như chính sách đền bù trước ít, sau nhiều. Hai địa phương cách nhau một con mương nhưng chính sách đền bù chênh lệch nhau đến 5 lần.
Do đó các đại biểu đề nghị Quốc hội sửa đổi những quy định của Luật Đất đai và các luật khác có nội dung điều chỉnh liên quan đến đất đai một cách đồng bộ. Đẩy mạnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, không xây thêm khu công nghiệp khi mà khu công nghiệp cũ chưa lấp đầy. Xử lý nghiêm các trường hợp sách nhiễu, vi phạm trong giải quyết đất đai.
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho rằng Báo cáo giám sát cũng chưa đánh giá được sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy, việc sửa đổi các văn bản về giải quyết khiếu nại, tố cáo cần toàn diện như sửa Luật Đất đai cùng các văn bản khác.
Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Người sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước và được bồi thường.
Nhà nước quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích của Nhà nước với lợi ích người sử dụng đất và lợi ích của nhà đầu tư.
Sửa đổi, bổ sung việc quy định giá đất bảo đảm nguyên tắc phù hợp cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khung giá đất, bảng giá đất theo hướng ổn định và chỉ điều chỉnh khi thị trường biến động (có thể tăng, giảm 15%-20%).
Đại biểu Trần Văn Tấn (đoàn Tiền Giang) |
Tiến độ cấp “sổ đỏ” bị ảnh hưởng
Trong thực tế, một số quyết định hành chính thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai bị sai sót như: áp giá bồi thường, xác định vị trí đất, diện tích đất chưa đúng, chưa đủ.Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số địa phương chưa tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, sai về nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như không đúng vị trí thửa đất, không đúng diện tích, cấp chồng lấn lên phần diện tích của người khác đã sử dụng ổn định.
Mặt khác là, sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức.
Qua công tác thanh tra giai đoạn 2003-2011 đã phát hiện và xử lý trả lại cho công dân 1.850 tỷ đồng, 4.817,8ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.921 công dân; kiến nghị xử lý hành chính 6.650 người; chuyển cơ quan điều tra 380 vụ với 665 đối tượng.
Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Đến ngày 30/6/2012, cả nước đã cấp được 35.857.594 Giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất với diện tích 20.458.864 ha.
Giá đền bù đất chênh lệch bất hợp lý
Đây là vấn đề mà nhiều đại biểu hết sức quan tâm.Các đại biểu Trần Văn Tấn (đoàn Tiền Giang), Huỳnh Văn Tiếp (đoàn TP Cần Thơ) bày tỏ bức xúc trước thực tế có hơn 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai và trở thành hiện tượng phổ biến trong cả nước, ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và đời sống của nhân dân.
Các đại biểu cũng phân tích chỉ ra các nguyên nhân lớn dẫn đến thực trạng trên. Đó là chúng ta chưa đưa ra cơ sở pháp lý cụ thể để áp sát giá thị trường khi thu hồi đất của người dân đang sử dụng. Cán bộ làm công tác này vừa thiếu, vừa yếu, có nơi có lúc nhiều cán bộ còn bàng quan, thơ ơ, thiếu trách nhiệm với quyền và lợi ích của dân, có hiện tượng lợi ích nhóm, dòng họ, cố ý làm sai lệch hồ sơ đất đai để trục lợi khi giải quyết…
Bên cạnh đó, kỷ cương kỷ luật hành chính chưa nghiêm, có vụ việc cấp trên chỉ đạo nhưng cấp dưới chậm trễ hoặc không chấp hành. Có hiện tượng né tránh, đùn đẩy khi công dân khiếu nại, tố cáo.
Chỉ ra sự bất cập trong công tác này, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình), cho rằng, sự bất cập giữa các chính sách, pháp luật về đất đai, sự thiếu ổn định của các chính sách và có hiện tượng các văn bản về lĩnh vực này “đá nhau” như chính sách đền bù trước ít, sau nhiều. Hai địa phương cách nhau một con mương nhưng chính sách đền bù chênh lệch nhau đến 5 lần.
Do đó các đại biểu đề nghị Quốc hội sửa đổi những quy định của Luật Đất đai và các luật khác có nội dung điều chỉnh liên quan đến đất đai một cách đồng bộ. Đẩy mạnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, không xây thêm khu công nghiệp khi mà khu công nghiệp cũ chưa lấp đầy. Xử lý nghiêm các trường hợp sách nhiễu, vi phạm trong giải quyết đất đai.
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng Trần Ngọc Vinh cho rằng Báo cáo giám sát cũng chưa đánh giá được sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy, việc sửa đổi các văn bản về giải quyết khiếu nại, tố cáo cần toàn diện như sửa Luật Đất đai cùng các văn bản khác.
Cần quy định khung giá đất phù hợp cơ chế thị trường
UBTVQH kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng cụ thể hóa tối đa các quy định hiện còn mang tính nguyên tắc, đặc biệt là những vấn đề đã áp dụng ổn định trong thực tiễn. Quy định rõ các quyền đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước.Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Người sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước và được bồi thường.
Nhà nước quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích của Nhà nước với lợi ích người sử dụng đất và lợi ích của nhà đầu tư.
Sửa đổi, bổ sung việc quy định giá đất bảo đảm nguyên tắc phù hợp cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; khung giá đất, bảng giá đất theo hướng ổn định và chỉ điều chỉnh khi thị trường biến động (có thể tăng, giảm 15%-20%).
Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2008-2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt 84%, trong đó số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%, có đúng có sai chiếm 28% và sai chiếm 52,2%; số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%, có đúng có sai chiếm 29,6% và sai chiếm 54,2%. Các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết 528 vụ việc tồn đọng, kéo dài và đến 15/10/2012 đã kiểm tra, rà soát được 486/528 vụ việc, đạt 92%. |
(Theo Chinhphu)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet