Đà Nẵng giải trình về các kết luận của Thanh tra Chính phủ
Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận chính quyền Đà Nẵng đã sai phạm, làm thất thu ngân sách lên tới 3.434 tỷ đồng trong lĩnh vực đất đai, ngày 18/1, UBND Đà Nẵng có giải trình về vấn đề này.
>> Đà Nẵng: Sai phạm đất đai gây thất thu hơn 3.400 tỉ đồng
Liên quan đến việc đấu giá và giao quyền sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ có nêu: "Việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua, UBND Đà Nẵng triển khai không tốt, từ khâu ban hành quy chế đấu giá đến tổ chức thực hiện không tuân thủ quy định của Luật Đất đai…”. UBND TP Đà Nẵng lý giải: “Việc đấu giá được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí quy định như địa điểm xây dựng, diện tích, đơn giá… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá”.
Với việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND TP Đà Nẵng nêu, thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khi làm thủ tục nhận đất, nộp tiền quyền sử dụng đất,… căn cứ vào thực tiễn địa phương nên sau khi có chủ trương giao đất, TP đã giao cho các đơn vị ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Chủ trương này đã thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được nhiều hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.
Liên quan tới kết luận về thất thu khi giao đất, Theo Pháp luật Tp.HCM, UBND Đà Nẵng phản hồi cụ thể về các ví dụ nêu trong kết luận thanh tra. Theo đó, khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu hơn 120 tỷ đồng, sau đó nhà đầu tư chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi hơn 498 tỷ đồng, UBND TP Đà Nẵng giải trình: “Áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp theo Nghị định 188, UBND TP đã phê duyệt với đơn giá 2.570.000 đồng một m2 và Hội đồng Thẩm định giá đất TP có đề xuất với đơn giá khởi điểm đấu giá là 2.500.000 đồng một m2. Sau khi công khai đấu giá nhưng hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá. Chỉ có Công ty TNHH Phúc Thiên Long xin nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo UBND TP thống nhất, giao đất cho công ty này là đúng quy định… Sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, tình hình bất động sản đóng băng, doanh nghiệp gặp khó khăn. Khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục kéo dài… Về việc chuyển nhượng giữa các tổ chức, cá nhân, UBND TP khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đấtkhu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Về khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận là các cá nhân chuyển nhượng thu lợi gần 500 tỷ đồng đến nay vẫn bỏ hoang, UBND TP có ý kiến: “Đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tổ chức và cá nhân này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP.
Liên quan khu A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Các cá nhân có quan hệ và đã nâng khống giá trị khu đất nhằm vay ngân hàng chứ thực tế giá thấp hơn nhiều. Tương tự, các khu đất giao cho Công ty Tân Cường Thành, dự án khu đô thị sân golf Đa Phước… UBND TP Đà Nẵng khẳng định mình không sai.
Riêng về vấn đề giảm 10% tiền sử dụng đất khi nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, UBND TP Đà Nẵng khẳng định, việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của TP. Mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm. Đồng thời, hạn chế được yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách khu đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội.
UBND Đà Nẵng đang làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an và TP Đà Nẵng đang chủ động có văn bản đề nghị Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT sớm sắp xếp thời gian vào làm việc với TP để xác minh làm rõ theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18/1, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của Thanh tra Chính phủ là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND.
Theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, “Điều này có lợi là thành phố thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?”, ông Thanh nói.
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho rằng nội dung kết luận không bất ngờ, nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ, thời điểm đưa ra kết luận thanh tra là bất thường. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng thì Thanh tra Chính phủ đã công bố. Quan điểm của Đà Nẵng không có chuyện thất thoát số tiền mà Thanh tra Chính phủ đã nêu trong báo cáo (hơn 3.400 tỉ đồng).
Liên quan đến việc đấu giá và giao quyền sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ có nêu: "Việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua, UBND Đà Nẵng triển khai không tốt, từ khâu ban hành quy chế đấu giá đến tổ chức thực hiện không tuân thủ quy định của Luật Đất đai…”. UBND TP Đà Nẵng lý giải: “Việc đấu giá được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí quy định như địa điểm xây dựng, diện tích, đơn giá… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá”.
Với việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND TP Đà Nẵng nêu, thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khi làm thủ tục nhận đất, nộp tiền quyền sử dụng đất,… căn cứ vào thực tiễn địa phương nên sau khi có chủ trương giao đất, TP đã giao cho các đơn vị ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng. Chủ trương này đã thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được nhiều hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.
Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Liên quan tới kết luận về thất thu khi giao đất, Theo Pháp luật Tp.HCM, UBND Đà Nẵng phản hồi cụ thể về các ví dụ nêu trong kết luận thanh tra. Theo đó, khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu hơn 120 tỷ đồng, sau đó nhà đầu tư chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi hơn 498 tỷ đồng, UBND TP Đà Nẵng giải trình: “Áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp theo Nghị định 188, UBND TP đã phê duyệt với đơn giá 2.570.000 đồng một m2 và Hội đồng Thẩm định giá đất TP có đề xuất với đơn giá khởi điểm đấu giá là 2.500.000 đồng một m2. Sau khi công khai đấu giá nhưng hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá. Chỉ có Công ty TNHH Phúc Thiên Long xin nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo UBND TP thống nhất, giao đất cho công ty này là đúng quy định… Sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, tình hình bất động sản đóng băng, doanh nghiệp gặp khó khăn. Khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục kéo dài… Về việc chuyển nhượng giữa các tổ chức, cá nhân, UBND TP khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đấtkhu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Về khu đất phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận là các cá nhân chuyển nhượng thu lợi gần 500 tỷ đồng đến nay vẫn bỏ hoang, UBND TP có ý kiến: “Đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tổ chức và cá nhân này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP.
Liên quan khu A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Các cá nhân có quan hệ và đã nâng khống giá trị khu đất nhằm vay ngân hàng chứ thực tế giá thấp hơn nhiều. Tương tự, các khu đất giao cho Công ty Tân Cường Thành, dự án khu đô thị sân golf Đa Phước… UBND TP Đà Nẵng khẳng định mình không sai.
Riêng về vấn đề giảm 10% tiền sử dụng đất khi nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, UBND TP Đà Nẵng khẳng định, việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của TP. Mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm. Đồng thời, hạn chế được yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách khu đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội.
UBND Đà Nẵng đang làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an và TP Đà Nẵng đang chủ động có văn bản đề nghị Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT sớm sắp xếp thời gian vào làm việc với TP để xác minh làm rõ theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18/1, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của Thanh tra Chính phủ là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND.
Theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, “Điều này có lợi là thành phố thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?”, ông Thanh nói.
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho rằng nội dung kết luận không bất ngờ, nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ, thời điểm đưa ra kết luận thanh tra là bất thường. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng thì Thanh tra Chính phủ đã công bố. Quan điểm của Đà Nẵng không có chuyện thất thoát số tiền mà Thanh tra Chính phủ đã nêu trong báo cáo (hơn 3.400 tỉ đồng).
Theo Thanh tra Chính phủ, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất... không tuân thủ quy định của pháp luật ở Đà Nẵng đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lời bất chính. Việc UBND TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất cho các hộ được bố trí đất tái định cư, tổ chức cá nhân được giao đất, nhận chuyển nhượng nhượng quyền sử dụng đất là không đúng, gây thất thu ngân sách hơn 446 tỷ đồng (đối với các hộ tái định cư) và hơn 867 tỷ đồng (đối với các tổ chức, cá nhân khác). Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) vì gây thất thu ngân sách hơn 3.434 tỷ đồng; chấp thuận với kiến nghị của UBND thành phố không truy thu 446 tỷ đồng đã giảm cho các hộ tái định cư để tháo gỡ khó khăn cho các hộ bị giải tỏa phải di chuyển chỗ ở. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet