Theo chương trình ký kết giữa hai bên, mục tiêu Đà Nẵng đặt ra trong giai đoạn 2013 - 2015 là phấn đấu xây dựng tối thiểu 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Trong đó, có 150.000 m2 nhà ở cho học sinh - sinh viên nhằm đáp ứng đủ 20.000 chỗ ở; nhà ở để bán, cho thuê, thuê mua đối với người thu nhập thấp đô thị đạt 850.000 m2, tương đương 15.000 căn hộ; 195.000 m2 nhà ở đáp ứng nhu cầu của 17.000 công nhân.

Giai đoạn này, thành phố phấn đấu di dời, tháo dỡ và xây dựng mới thay thế 22 khu tập thể, ba chung cư cũ xuống cấp, bị hư hỏng nặng cần giải tỏa di dời với tổng số lên tới 600 căn hộ.

Hiện thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc hiện thực hóa mục tiêu “lo nhà ở cho dân,” nhất là các đối tượng có thu nhập thấp.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định quan điểm phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân.

Chiến lược chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương trong việc giải quyết nhà ở cho nhân dân.

Theo đó, các địa phương cần triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, 5 năm và dài hạn. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được xếp vào nội dung quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, là chỉ tiêu pháp lệnh trong từng thời kỳ của địa phương.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược nhà ở quốc gia cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, của cả hệ thống chính trị và của người dân, nhất là ở các đô thị lớn như Đà Nẵng.

Theo đó, Bộ Xây dựng và Đà Nẵng sẽ phối hợp nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhà ở cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng; lực lượng vũ trang; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức; người có thu nhập thấp tại đô thị; công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp; học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo; người nghèo tại khu vực nông thôn; các đối tượng chính sách đặc biệt khó khăn và cơ chế, chính sách cải tạo nhà chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp áp dụng trên địa bàn Thành phố.

Hai bên sẽ hỗ trợ đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên cơ sở quy hoạch chung đô thị, quy hoạch nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất dành cho phát triển nhà ở; rà soát, bố trí và công bố quỹ đất để phát triển cho từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của phát luật về nhà ở.

Quỹ tiết kiệm và phát triển nhà sẽ được hoàn thiện trên cơ sở bổ sung chức năng cho Quỹ phát triển nhà ở thành phố, góp phần tăng thêm nguồn cung về tài chính cho cả chủ đầu tư lẫn đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt việc phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong thiết kế, xây dựng nhà ở sẽ giúp giảm giá thành đầu tư xây dựng các loại nhà hình nhà ở xã hội và tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng nhà ở.

Theo biên bản phối hợp hành động, hai bên sẽ giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố tham gia thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển nhà ở xã hội; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đăng ký tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho sinh viên và thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn.

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Bởi vậy, giải quyết vấn đề nhà ở, nhất là nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ là một thách thức đối với Thành phố trong tiến trình phát triển sắp tới.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME