Vợ chồng anh Nguyễn Mỹ ở trong căn nhà mục nát, khu phố muốn xây tặng nhà tình thương nhưng vướng quy hoạch “treo”. Ảnh: Văn Việt.

Theo đó, hơn 70 hộ gia đình với 40 ha đất ở và đất nông nghiệp sẽ bị giải tỏa, thu hồi đất. Nhưng mười năm qua chỉ có hơn 10 hộ dân dọc đường Y Dinh được cơ quan chức năng mời họp thông báo áp giá bồi thường khoảng 50 ngàn đồng/m2 đối với đất nông nghiệp. Còn các hộ dân khác ở đường An Tôn khi làm thủ tục xin phép sửa nhà, lắp đặt điện nước, tách hộ khẩu... mới biết mình đang sống trong khu vực bị quy hoạch “treo”.

Người dân khu phố An Tôn sống bằng nghề trồng rau và hoa. Đa số nhà ở đây là nhà bán kiên cố. Một số căn nhà tường xiêu vách đổ không thể xây mới, người dân phải vá víu để ở suốt mười năm qua. Căn nhà của ông Phạm Gia Kỳ Trung (bí thư chi bộ khu phố) mái tôn, vách đất, rộng khoảng 90 m2 được xây gần nửa thế kỷ qua phải thường xuyên đắp thêm đất lên tường mới tạm chống ẩm ướt, mưa gió. Đáng thương hơn là căn nhà ván mục nát của anh Nguyễn Mỹ. Nhiều năm qua, khu phố vận động để xây dựng nhà tình thương cho gia đình anh Mỹ nhưng mỗi lần đề xuất lên chính quyền phường đều được trả lời là chờ triển khai quy hoạch. Các hộ dân ở đây muốn thế chấp chủ quyền nhà, đất để vay tiền ngân hàng thì chỉ được vay với số tiền hạn chế.

“Nếu không triển khai được thì phải bỏ quy hoạch cho người dân chúng tôi ổn định lại cuộc sống. Quy hoạch “treo” đã mười năm rồi, lẽ nào lại còn tiếp tục “treo” nữa hay sao?” - ông Trung tâm tư nói. Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Đà Lạt cần sớm xem xét, giải quyết kiến nghị của các hộ dân ở đây.



Tấm biển công khai quy hoạch này đã được
dựng ở đây gần mười năm. Ảnh: Văn Việt.

Theo Pháp luật TP

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME