Cuối năm, lãi suất ngân hàng sẽ giảm về quanh mức 10%?
Bà Đỗ Thị Nhung, Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành linh hoạt. Lãi suất sẽ giảm theo lộ trình, mỗi quý giảm 1% lãi suất. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh 10% một năm.
Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất sẽ giảm theo lộ trình. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh mức 10%.
Bà Đỗ Thị Nhung, Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động về 12% một năm. Cơ sở của quyết định này là những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tăng chậm, thanh khoản ngân hàng đang tốt lên, vốn cho tín dụng dồi dào.
Bà Nhung cho hay, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành linh hoạt. Lãi suất sẽ giảm theo lộ trình, mỗi quý giảm 1% lãi suất. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh 10% một năm.
Trước đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ 13/3, lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13% một năm, thay vì 14% hiện tại cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5% một năm, thay cho 6% trước kia.
Thêm nữa, trong cuộc họp giữa NHNN và nhóm G12 sáng 5/4, một số ngân hàng cho biết sẽ có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất để cải thiện tình trạng tín dụng âm.
Kích thích tăng trưởng cho vay là một trong những nội dung được bàn tại cuộc họp sáng 5/4 giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm G12 (12 ngân hàng thương mại lớn). Một số ý kiến cho rằng nên áp dụng cố định mức chênh giữa lãi suất cho vay với huy động là 3,5% một năm, song nhiều quan điểm chưa chưa đồng ý.
Các ngân hàng cũng có thể sẽ cân nhắc giảm lãi suất cho vay, vì hiện tại, thanh khoản đang khá dồi dào mà không cho vay ra được. Một lãnh đạo ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng bày tỏ, trong 2 tháng đầu năm, cho vay tại ngân hàng ông hầu như không tăng trưởng. "Để chọn giữa cho vay thị trường 2 với lãi suất 10-11% một năm và cho vay thị trường 1 với lãi suất phổ biến 14% đến trên 20%, ngân hàng rõ ràng sẽ chọn phương án thứ hai, nhưng khó. Không hẳn vì lãi suất cao nên doanh nghiệp khó tiếp cận ngân hàng, mà do bản thân doanh nghiệp không hấp thụ được nguồn vốn", ông chia sẻ. Ông cũng nói thêm, lãi suất tất cả các lĩnh vực nên giảm về khoảng trung bình 17 - 17,5% một năm là hợp lý.
Chia sẻ với báo chí cách đây chưa lâu, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng cũng cho biết, hiện nay, nguồn thu chủ yếu của hầu như tất cả các ngân hàng tại Việt Nam vẫn là từ tín dụng, trong đó có một phần cho vay trực tiếp. Đây là hoạt động ngân hàng kiểu cổ điển. Còn ngân hàng hiện đại sẽ có nguồn thu từ dịch vụ, tư vấn... sau mới đến tín dụng.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần khác thì cho rằng, thời gian tới, áp lực giảm lãi suất sẽ tiếp tục lan từ ngân hàng lớn đến nhà băng nhỏ do thanh khoản hệ thống đang thừa. Bà nói: "Thay vì săn khách gửi tiền, các ngân hàng sẽ đi tìm khách vay. Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm âm xuất phát từ việc nhiều cá nhân, đơn vị trả nợ, song không tiếp tục vay lại". Lãnh đạo này cũng chia sẻ thêm, bản thân ngân hàng bà cũng tung ra một gói tín dụng ưu đãi từ một vài tháng nay, nhưng giải ngân khá chậm.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước họp với các ngân hàng nhóm G12 tại Hà Nội sáng 5/4, đến chiều, Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) phát đi thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông xuân chỉ còn 12% một năm. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa..., lãi suất cho vay của nhà băng này ở mức từ 14-15% một năm.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm, tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng âm so với cuối năm 2011. Tháng 2, tín dụng ước giảm 0,53% so với tháng 1 và giảm 2,51% so với cuối năm 2011. Cho vay bằng VND và USD lần lượt giảm 0,37% và 1,11%. Còn tháng 1, so với cuối 2011, tín dụng bằng đồng Việt Nam cũng giảm 0,21%, USD giảm 2,39%. Mức giảm nói chung là 0,79%.
Bà Đỗ Thị Nhung, Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động về 12% một năm. Cơ sở của quyết định này là những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tăng chậm, thanh khoản ngân hàng đang tốt lên, vốn cho tín dụng dồi dào.
Ảnh minh họa |
Bà Nhung cho hay, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành linh hoạt. Lãi suất sẽ giảm theo lộ trình, mỗi quý giảm 1% lãi suất. Cuối năm, lãi suất huy động sẽ giảm về quanh 10% một năm.
Trước đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, từ 13/3, lãi suất huy động cao nhất của các ngân hàng sẽ là 13% một năm, thay vì 14% hiện tại cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Riêng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi suất tối đa ngân hàng được áp dụng là 5% một năm, thay cho 6% trước kia.
Thêm nữa, trong cuộc họp giữa NHNN và nhóm G12 sáng 5/4, một số ngân hàng cho biết sẽ có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất để cải thiện tình trạng tín dụng âm.
Kích thích tăng trưởng cho vay là một trong những nội dung được bàn tại cuộc họp sáng 5/4 giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm G12 (12 ngân hàng thương mại lớn). Một số ý kiến cho rằng nên áp dụng cố định mức chênh giữa lãi suất cho vay với huy động là 3,5% một năm, song nhiều quan điểm chưa chưa đồng ý.
Các ngân hàng cũng có thể sẽ cân nhắc giảm lãi suất cho vay, vì hiện tại, thanh khoản đang khá dồi dào mà không cho vay ra được. Một lãnh đạo ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng bày tỏ, trong 2 tháng đầu năm, cho vay tại ngân hàng ông hầu như không tăng trưởng. "Để chọn giữa cho vay thị trường 2 với lãi suất 10-11% một năm và cho vay thị trường 1 với lãi suất phổ biến 14% đến trên 20%, ngân hàng rõ ràng sẽ chọn phương án thứ hai, nhưng khó. Không hẳn vì lãi suất cao nên doanh nghiệp khó tiếp cận ngân hàng, mà do bản thân doanh nghiệp không hấp thụ được nguồn vốn", ông chia sẻ. Ông cũng nói thêm, lãi suất tất cả các lĩnh vực nên giảm về khoảng trung bình 17 - 17,5% một năm là hợp lý.
Chia sẻ với báo chí cách đây chưa lâu, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng cũng cho biết, hiện nay, nguồn thu chủ yếu của hầu như tất cả các ngân hàng tại Việt Nam vẫn là từ tín dụng, trong đó có một phần cho vay trực tiếp. Đây là hoạt động ngân hàng kiểu cổ điển. Còn ngân hàng hiện đại sẽ có nguồn thu từ dịch vụ, tư vấn... sau mới đến tín dụng.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần khác thì cho rằng, thời gian tới, áp lực giảm lãi suất sẽ tiếp tục lan từ ngân hàng lớn đến nhà băng nhỏ do thanh khoản hệ thống đang thừa. Bà nói: "Thay vì săn khách gửi tiền, các ngân hàng sẽ đi tìm khách vay. Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm âm xuất phát từ việc nhiều cá nhân, đơn vị trả nợ, song không tiếp tục vay lại". Lãnh đạo này cũng chia sẻ thêm, bản thân ngân hàng bà cũng tung ra một gói tín dụng ưu đãi từ một vài tháng nay, nhưng giải ngân khá chậm.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước họp với các ngân hàng nhóm G12 tại Hà Nội sáng 5/4, đến chiều, Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) phát đi thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông xuân chỉ còn 12% một năm. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa..., lãi suất cho vay của nhà băng này ở mức từ 14-15% một năm.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm, tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng âm so với cuối năm 2011. Tháng 2, tín dụng ước giảm 0,53% so với tháng 1 và giảm 2,51% so với cuối năm 2011. Cho vay bằng VND và USD lần lượt giảm 0,37% và 1,11%. Còn tháng 1, so với cuối 2011, tín dụng bằng đồng Việt Nam cũng giảm 0,21%, USD giảm 2,39%. Mức giảm nói chung là 0,79%.
(Theo Tamnhin.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet