Công ty Kim Long sử dụng đất đúng pháp luật
Công ty TNHH Kim Long tỉnh Vĩnh Phúc vừa có hồi âm về các vấn đề bài báo nêu. Để rộng đường dư luận, chúng tôi cho đăng tải toàn bộ nội dung hồi âm này…
Công ty TNHH Kim Long (Công ty Kim Long) được UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) giao thực hiện dự án trồng mía làm nguyên liệu cho Nhà máy Đường với diện tích 1.500ha. Trong quá trình thực hiện dự án, năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc tái lập, khi đó Nhà máy Đường được chuyển giao cho tỉnh Phú Thọ quản lý.
Lúc này, tổng số diện tích đất Công ty được UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) và UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho là 104,547ha trên ba xã, phường gồm: Xã Khai Quang (nay là phường Khai Quang); 90,06ha; phường Liên Bảo: 26,012 và xã Định Trung là 24.475ha. Do việc trồng mía không hiệu quả nên Công ty Kim Long xin chuyển đổi thành dự án trồng cây ăn quả và dứa dưới tán lá, dự án này được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 868/QĐ-UB ngày 24-7-1997.
Kết quả thực hiện dự án trồng cây ăn quả và dứa dưới tán lá của Công ty Kim Long đã được thể hiện tại báo cáo số 25/CTKL-BC ngày 15-7-2010 của Công ty gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên Môi trường Vĩnh Phúc và các văn bản xác nhận thực trạng sử dụng đất của Công ty Kim Long của UBND phường Khai Quang và UBND phường Liên Bảo ngày 9-8-2010.
Về nội dung bài báo nêu: Việc chia đất được giao để đem bán cho nhiều người với giá mỗi ha hàng trăm triệu đồng, Công ty Kim Long khẳng định: Tại xã Định Trung, Cy Kim Long được giao 24,475ha. Nhưng UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi 9,72ha để giao lại cho hộ bà Trần Thị Hồng và thu hồi 4,13ha để giao cho hộ ông Nguyễn Văn Tam. Việc giao đất cho bà Hồng và cho hộ ông Tam tại đồi Gẩy xã Định Trung; giao đất cho ông Mùi tại phường Khai Quang được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Việc Công ty thu lại hàng trăm triệu đồng mỗi ha đất là đúng với quy định, bởi đấy là khoản tiền người được giao đất bồi thường công khai phá cũng như các tài sản mà Công ty Kim Long đã đầu tư trên đất kể từ khi được giao đất cho đến lúc bị thu hồi.
Cụ thể là trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Cảnh được tỉnh giao 14.704 m2 thu hồi từ Công ty Kim Long, ông Cảnh phải trả 600 triệu đồng cho Công ty Kim Long là phù hợp với pháp luật hiện hành chứ không phải bán đất. Chính những con số bồi thường trên đã chứng minh Công ty Kim Long đã đầu tư làm tăng giá trị sử dụng đất và sử dụng đất có hiệu quả trong suốt thời gian qua. Chính vì vậy cũng không có cơ sở để cho rằng, diện tích đất được giao cho Công ty Kim Long bị bỏ hoang…
Bài báo cũng nêu: Có những đối tượng sau khi được giao đất nhưng đã đem bán lại để hưởng lợi. Đó là việc có thật, ví dụ như trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Tam, sau khi nhận đất, ông Tam đã bán lại diện tích đất được giao với giá 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc làm của ông Tam không thuộc trách nhiệm của Công ty Kim Long.
Việc Công ty chúng tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là phù hợp với chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước được qui định tại Nghị định 01 và 02 của Chính phủ, nhằm tạo nên vùng sản xuất chăn nuôi tập trung đã được đánh giá cao tại các hội nghị từ Trung ương đến địa phương. Nhằm sử dụng đất có hiệu quả cao, Công ty Kim Long đã liên doanh liên kết với một số hộ dân để thực hiện dự án trồng cây ăn quả (tại phường Liên Bảo). Việc không thay đổi mục đích sử dụng đất mà người được giao đất vẫn sử dụng đúng mục đích theo dự án là việc không làm trái pháp luật.
Từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chấp thuận cho nhiều dự án khác triển khai trên diện tích đất của Công ty Kim Long đang sử dụng, như dự án của Tập đoàn Him Lam, dự án của Tập đoàn Dầu khí… việc làm trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của Công ty trên khu đất này. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định những người sử dụng đất trong khu vực đất Công ty được giao không thay đổi mục đích, không biến đất đó thành đất thổ cư, đất chuyên dùng v.v… mà chỉ là liên doanh, liên kết huy động vốn, thế chấp để thực hiện đúng mục đích của dự án…
(Theo PL &XH)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet