Ông Châu chỉ rõ, Luật Nhà ở và Luật Xây dựng quy định về công tác bảo trì nhà chung cư có nêu rõ mức thu kinh phí bảo trì 2%. Đây là khoản thu cần thiết để có nguồn tài chính thực hiện công tác bảo trì chung cư. Tuy nhiên, quy định thời điểm đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận bàn giao nhà thì không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Bởi lẽ, tại thời điểm đóng kinh phí bảo trì thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư.

Bên cạnh đó, một vấn đề cần xem xét nữa là 2% quỹ bảo trì chung cư sẽ được sử dụng hết trong khoảng 15-20 năm. Sau đó, theo quy định của pháp luật thì các chủ sở hữu chung cư sẽ tiếp tục bỏ tiền bảo trì. Nhưng thực tế hiện nay công tác bảo trì chung cư sau thời gian hết quỹ bảo trì vẫn đang phải dùng ngân sách của nhà nước.

Do vậy, chủ tịch HoREA đề nghị xem xét hai phương án cải thiện bất cập kể trên. Thứ nhất, có thể thay thế thời điểm đóng phí bảo trì bằng cách để người mua nhà đóng kinh phí bảo trì 2% tại thời điểm hội nghị nhà chung cư đã bầu ban quản trị. Kinh phí bảo trì 2% nên được chia đều trong 60 tháng, nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của ban quản trị chung cư. Đồng thời xây dựng cơ chế để hỗ trợ ban quản trị thực hiện được nhiệm vụ này.

bảo trì chung cư
Công tác bảo trì các chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM vẫn đang phải dùng ngân sách
Nhà nước. Trong ảnh là các tòa chung cư tại quận 3, TP.HCM. Ảnh" Phương Uyên

Về vấn đề làm sao để huy động thêm kinh phí bảo trì sau thời điểm kinh phí bảo trì ban đầu đã được sử dụng hết, do Luật Nhà ở 2014 chưa có quy định, ông Châu đưa ra giải pháp áp dụng cách thuê các công ty dịch vụ công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới sự giám sát của ban quản trị. Phương án này giúp thực hiện công tác bảo trì suốt vòng đời tuổi thọ của nhà chung cư và giúp huy động kinh phí bảo trì sau khi hết kinh phí bảo trì ban đầu. Hơn nữa còn giúp nhà nước không phải chịu trách nhiệm bảo trì nhà chung cư như hiện nay.

Riêng về phương thức quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì trước khi thành lập ban quản trị nhà chung cư, HoREA kiến nghị người mua nhà bắt đầu đóng kinh phí bảo trì khi đã có ban quản trị nhà chung cư hoặc công ty dịch vụ công ích thu, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư trên địa bàn. Trong trường hợp Luật Nhà ở vẫn quy định đóng kinh phí bảo trì 2% khi nhận nhà, thì Hiệp hội nhất trí phương án giao cho cơ quan nhà nước tạm thời quản lý. Sau khi thành lập ban quản trị nhà chung cư, cơ quan nhà nước sẽ bàn giao lại cho ban quản trị. 

Về sử dụng kinh phí bảo trì, Luật Nhà ở quy định kinh phí bảo trì về phần sở hữu chung của nhà chung cư hiện nay có nội hàm rất rộng, trong đó có những phần sở hữu chung rất dễ bị hư hại. Nếu sử dụng kinh phí bảo trì để bảo trì các phần thuộc sở hữu chung này thì không hợp lý, mà nên sử dụng nguồn kinh phí quản lý vận hành chung cư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Luật Nhà ở 2014 quy định đóng kinh phí bảo trì chung cư tại thời điểm khách hàng nhận nhà.

Hiệp hội cho rằng nên sửa đổi, bổ sung quy định kinh phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm hệ thống kết cấu chịu lực, tường bao ngôi nhà, hành lang, cầu thang bộ, đường thoát hiểm.

Đối với các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư thì đề nghị sử dụng kinh phí quản lý vận hành chung cư hàng tháng để thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì. Đối với tường ngăn chia căn hộ thuộc sở hữu chung của các chủ căn hộ liên quan thì các bên tự bỏ kinh phí để thực hiện công tác bảo trì.

Phương Uyên

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME