Công suất dư thừa vẫn cấp phép thêm nhiều dự án thép
Tình trạng cấp phép tràn lan các dự án thép ở các địa phương vẫn không có dấu hiệu thay đổi, bất chấp Chính phủ đã có văn bản nhắc nhở.
Đề nghị mạnh tay rút giấy phép
Cách đây một tuần, Hiệp hội Thép Việt Nam lại tiếp tục gửi văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về tình trạng cấp phép các dự án thép tràn lan, tiếp tục làm cho cung vượt cầu, phá vỡ qui hoạch ngành.
Mô tả ảnh.
Hiệp hội này đề nghị Thủ tướng chỉ thị các địa phương phải rà soát lại giấy phép đầu tư thép đã cấp trong thời gian gần đây. Nếu việc cấp phép mới không thực hiện đúng quy định của Chính phủ đã ban hành thì yêu cầu địa phương phải sửa lại.
Đồng thời, các địa phương cần rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án thép đã cấp phép, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn của nước ngoài và xem xét lại khả năng tài chính của nhà đầu tư. Nếu dự án chậm tiến độ mà không có lí do chính đáng thì có thể phải rút giấy phép.
Các địa phương chỉ nên cấp phép các dự án sản xuất thép dẹt cán nóng, thép chế tạo, thép hợp kim v.v…là nhóm các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp Hội Thép cho biết, mới đây nhất, từ 1/6, Công ty thép Việt Đức vốn sản xuất thép ống, đã mở rộng sang lĩnh vực thép xây dựng với công suất 350.000 tấn tại Vĩnh Phúc, công ty thép đặc biệt Shengling Việt Nam cũng đưa vào hoạt động nhà máy thép xây dựng 300.000 tấn ở Thái Bình.
Ngay đối với sản phẩm thép xây dựng thông thường, không có gì mới trong công nghệ và thiết bị, tỉnh vẫn cấp giấy phép cho nước ngoài đầu tư, ông Cường nói.
Đó là dự án thép xây dựng của Công ty TNHH Posco SS- Vina vừa được cấp phép tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD. Trong khi, tỉnh này vốn dĩ đã có tới 17 dự án thép, trong đó, 7 dự án là nằm ngoài qui hoạch.
Lẽ dĩ nhiên, khi đầu tư thì các doanh nghiệp đều đã tính toán khả năng sinh lợi nhuận và tỷ lệ thành công.
Nhưng ở góc độ vĩ mô, việc các địa phương tiếp tục cấp phép đầu tư cho quá nhiều dự án sản xuất các loại thép trong nước đã dư thừa, mà không định hướng đầu tư cho các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được thì vô tình đã đẩy ngành thép Việt Nam rơi vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Với những sản phẩm chưa sản xuất được, Việt Nam vẫn phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập khẩu và làm cho ngành thép trở thành một trong những ngành nhập siêu lớn.
Mới 5 tháng qua, Việt Nam đã tốn thêm 2,17 tỷ USD để nhập thép, tăng tới 29% so với cùng kỳ 2009. Riêng năm 2009, các doanh nghiệp đã phải bỏ ra 6,348 tỷ USD để nhập 12,4 triệu tấn thép các loại.
Ở các sản phẩm đã sản xuất được như thép xây dựng, thép cán nguội, thị trường lại bị bội thực.Tổng công suất các nhà máy cán thép xây dựng đã là 7,83 triệu tấn, dư tới 48% so với nhu cầu. Trong khi năm ngoái, các nhà máy chỉ chạy sản xuất và tiêu thụ 4,1 triệu tấn.
Với sự chênh lệch đó, chứng tỏ tình trạng nhiều nhà máy thép đã chỉ huy động được 50-60% công suất thiết kế.
Ông Phạm Chí Cường nói tiếp, chưa kể, nhiều dự án không đủ điều kiện phát triển bền vững vì thiếu nguyên liệu, thiếu điều kiện hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, nên nhà máy chỉ vận hành một thời gian ngắn đã phải ngừng sản xuất.
Đây sẽ là sự lãng phí lớn!
Một trong những lý do cho sự ồ ạt đầu tư này, là các địa phưong chạy đua về thành tích thu hút đầu tư, trong đó có FDI. Nhưng bên cạnh đấy, cũng xuất phát từ tình trạng “giơ cao đánh sẽ” của cơ quan quản lý.
Giữa năm 2009, UBND tỉnh Ninh Thuận từng cảnh báo, nếu nhà đầu tư Lion Group của Malaysia không đẩy nhanh tiến độ dự án thép Cà Ná có vốn 9,8 tỷ USD thì có thể bị rút giấy phép. Nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn yên bình dù chậm tiến độ.
Cuối năm ngoái, Bộ Công thương “rốt ráo” yêu cầu một loạt tỉnh có các dự án thép “có vấn đề” phải báo cáo gấp để xem xét, xử lý và cũng “tính” phải rút giấy phép dự án yếu kém.
Nhưng rồi, kết quả của cuộc tổng rà soát này gần như chìm xuồng. Không có một dự án thép nào bị tuýt còi mà từ đó đến nay, các bộ, các địa phưong vẫn cứ “đều đều” cấp phép.
Cách đây một tuần, Hiệp hội Thép Việt Nam lại tiếp tục gửi văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về tình trạng cấp phép các dự án thép tràn lan, tiếp tục làm cho cung vượt cầu, phá vỡ qui hoạch ngành.
Mô tả ảnh.
Thép xây dựng đang dư thừa công suất (ảnh: Phạm Huyền)
Hiệp hội này đề nghị Thủ tướng chỉ thị các địa phương phải rà soát lại giấy phép đầu tư thép đã cấp trong thời gian gần đây. Nếu việc cấp phép mới không thực hiện đúng quy định của Chính phủ đã ban hành thì yêu cầu địa phương phải sửa lại.
Đồng thời, các địa phương cần rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án thép đã cấp phép, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn của nước ngoài và xem xét lại khả năng tài chính của nhà đầu tư. Nếu dự án chậm tiến độ mà không có lí do chính đáng thì có thể phải rút giấy phép.
Các địa phương chỉ nên cấp phép các dự án sản xuất thép dẹt cán nóng, thép chế tạo, thép hợp kim v.v…là nhóm các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp Hội Thép cho biết, mới đây nhất, từ 1/6, Công ty thép Việt Đức vốn sản xuất thép ống, đã mở rộng sang lĩnh vực thép xây dựng với công suất 350.000 tấn tại Vĩnh Phúc, công ty thép đặc biệt Shengling Việt Nam cũng đưa vào hoạt động nhà máy thép xây dựng 300.000 tấn ở Thái Bình.
Ngay đối với sản phẩm thép xây dựng thông thường, không có gì mới trong công nghệ và thiết bị, tỉnh vẫn cấp giấy phép cho nước ngoài đầu tư, ông Cường nói.
Đó là dự án thép xây dựng của Công ty TNHH Posco SS- Vina vừa được cấp phép tại Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD. Trong khi, tỉnh này vốn dĩ đã có tới 17 dự án thép, trong đó, 7 dự án là nằm ngoài qui hoạch.
Lẽ dĩ nhiên, khi đầu tư thì các doanh nghiệp đều đã tính toán khả năng sinh lợi nhuận và tỷ lệ thành công.
Nhưng ở góc độ vĩ mô, việc các địa phương tiếp tục cấp phép đầu tư cho quá nhiều dự án sản xuất các loại thép trong nước đã dư thừa, mà không định hướng đầu tư cho các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được thì vô tình đã đẩy ngành thép Việt Nam rơi vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Với những sản phẩm chưa sản xuất được, Việt Nam vẫn phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập khẩu và làm cho ngành thép trở thành một trong những ngành nhập siêu lớn.
Mới 5 tháng qua, Việt Nam đã tốn thêm 2,17 tỷ USD để nhập thép, tăng tới 29% so với cùng kỳ 2009. Riêng năm 2009, các doanh nghiệp đã phải bỏ ra 6,348 tỷ USD để nhập 12,4 triệu tấn thép các loại.
Ở các sản phẩm đã sản xuất được như thép xây dựng, thép cán nguội, thị trường lại bị bội thực.Tổng công suất các nhà máy cán thép xây dựng đã là 7,83 triệu tấn, dư tới 48% so với nhu cầu. Trong khi năm ngoái, các nhà máy chỉ chạy sản xuất và tiêu thụ 4,1 triệu tấn.
Với sự chênh lệch đó, chứng tỏ tình trạng nhiều nhà máy thép đã chỉ huy động được 50-60% công suất thiết kế.
Ông Phạm Chí Cường nói tiếp, chưa kể, nhiều dự án không đủ điều kiện phát triển bền vững vì thiếu nguyên liệu, thiếu điều kiện hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, nên nhà máy chỉ vận hành một thời gian ngắn đã phải ngừng sản xuất.
Đây sẽ là sự lãng phí lớn!
Một trong những lý do cho sự ồ ạt đầu tư này, là các địa phưong chạy đua về thành tích thu hút đầu tư, trong đó có FDI. Nhưng bên cạnh đấy, cũng xuất phát từ tình trạng “giơ cao đánh sẽ” của cơ quan quản lý.
Giữa năm 2009, UBND tỉnh Ninh Thuận từng cảnh báo, nếu nhà đầu tư Lion Group của Malaysia không đẩy nhanh tiến độ dự án thép Cà Ná có vốn 9,8 tỷ USD thì có thể bị rút giấy phép. Nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn yên bình dù chậm tiến độ.
Cuối năm ngoái, Bộ Công thương “rốt ráo” yêu cầu một loạt tỉnh có các dự án thép “có vấn đề” phải báo cáo gấp để xem xét, xử lý và cũng “tính” phải rút giấy phép dự án yếu kém.
Nhưng rồi, kết quả của cuộc tổng rà soát này gần như chìm xuồng. Không có một dự án thép nào bị tuýt còi mà từ đó đến nay, các bộ, các địa phưong vẫn cứ “đều đều” cấp phép.
Theo Vietnamnet
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet