Công chức có đủ tiền mua nhà sau cải cách tiền lương?
Một nội dung được rất nhiều người quan tâm trong dự thảo "Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020" đó là việc đề ra mục tiêu cải cách chế độ tiền lương như thế nào để đảm bảo công chức có tiền mua nhà?
Dự thảo cũng nêu rõ Nhà nước sẽ phải tạo điều kiện để người làm công ăn lương, đặc biệt là người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có khả năng tạo lập nhà ở.
Đi kèm với nội dung trên là việc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc cùng chăm lo nhà ở với người lao động, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Còn tròm trèm 10 năm nữa mới đến năm 2020, hạn cuối của Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia vừa nêu ở trên và hơn thế cũng chưa biết nội dung này trong dự thảo có được thông qua hay không, nhưng chí ít nó cũng cho những người làm công ăn lương có chút hy vọng trong việc có thể tạo lập được nhà ở từ đồng lương của chính mình, điều mà hiện nay gần như không thể đối với những người làm công ăn lương có thu nhập trung bình và thấp, nhất là các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Nó cũng cho thấy góc nhìn mới về trách nhiệm của Nhà nước trong việc giúp người dân giải bài toán an cư. Trước đây, có thời hầu hết người làm công ăn lương, đặc biệt là lương từ ngân sách Nhà nước, đều được Nhà nước lo nhà ở. Vì thế, dù lương có thấp thì người đã đặt chân vào biên chế Nhà nước cũng vui vẻ chấp nhận. Sau đó, khi nguồn quỹ nhà của Nhà nước đã cạn, đồng thời với đó là những thay đổi trong cơ chế chính sách nhà ở thì Nhà nước chấm dứt chế độ bao cấp về nhà ở.
Kể từ đó, những người làm công ăn lương nói chung gần như đơn độc trong hành trình đi tìm cho mình một mái nhà. Không ít người, dù đã cố gắng xoay xở, nhưng nếu không có sự trợ giúp từ gia đình thì cái đích đến của hành trình an cư vẫn cứ xa vời vợi. Trong thời điểm hiện nay, với mức lãi suất cao chót vót, dù giá nhà đất nhiều nơi có hạ thì người có nhu cầu nhà ở vẫn bó tay.
Sự góp sức của Nhà nước trong việc đề ra một cơ cấu tiền lương hợp lý là điều mà nhiều người từ lâu mong đợi. Có thể khi thực thi quy định này thì hành trình đi tìm chốn an cư của những người làm công ăn lương vẫn chưa thể rút ngắn được bao nhiêu, nhưng chắc chắn người dân sẽ không còn đơn độc. Quan trọng hơn là khi được Nhà nước đồng hành thì những khó khăn trên hành trình đó sẽ nhanh chóng được giải quyết, tháo gỡ bằng các chủ trương, chính sách hợp lý. Và khi có chính sách nhà ở hợp lý, luôn hướng tới mục tiêu an cư cho mọi người, thì mơ ước có thể tự tạo lập nhà ở cho mình của người làm công ăn lương mới nhiều khả năng trở thành hiện thực.
Một góc nhìn mới về tiền lương và nhà ở cho ta một hy vọng mới!
Đi kèm với nội dung trên là việc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc cùng chăm lo nhà ở với người lao động, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Còn tròm trèm 10 năm nữa mới đến năm 2020, hạn cuối của Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia vừa nêu ở trên và hơn thế cũng chưa biết nội dung này trong dự thảo có được thông qua hay không, nhưng chí ít nó cũng cho những người làm công ăn lương có chút hy vọng trong việc có thể tạo lập được nhà ở từ đồng lương của chính mình, điều mà hiện nay gần như không thể đối với những người làm công ăn lương có thu nhập trung bình và thấp, nhất là các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Nó cũng cho thấy góc nhìn mới về trách nhiệm của Nhà nước trong việc giúp người dân giải bài toán an cư. Trước đây, có thời hầu hết người làm công ăn lương, đặc biệt là lương từ ngân sách Nhà nước, đều được Nhà nước lo nhà ở. Vì thế, dù lương có thấp thì người đã đặt chân vào biên chế Nhà nước cũng vui vẻ chấp nhận. Sau đó, khi nguồn quỹ nhà của Nhà nước đã cạn, đồng thời với đó là những thay đổi trong cơ chế chính sách nhà ở thì Nhà nước chấm dứt chế độ bao cấp về nhà ở.
Kể từ đó, những người làm công ăn lương nói chung gần như đơn độc trong hành trình đi tìm cho mình một mái nhà. Không ít người, dù đã cố gắng xoay xở, nhưng nếu không có sự trợ giúp từ gia đình thì cái đích đến của hành trình an cư vẫn cứ xa vời vợi. Trong thời điểm hiện nay, với mức lãi suất cao chót vót, dù giá nhà đất nhiều nơi có hạ thì người có nhu cầu nhà ở vẫn bó tay.
Sự góp sức của Nhà nước trong việc đề ra một cơ cấu tiền lương hợp lý là điều mà nhiều người từ lâu mong đợi. Có thể khi thực thi quy định này thì hành trình đi tìm chốn an cư của những người làm công ăn lương vẫn chưa thể rút ngắn được bao nhiêu, nhưng chắc chắn người dân sẽ không còn đơn độc. Quan trọng hơn là khi được Nhà nước đồng hành thì những khó khăn trên hành trình đó sẽ nhanh chóng được giải quyết, tháo gỡ bằng các chủ trương, chính sách hợp lý. Và khi có chính sách nhà ở hợp lý, luôn hướng tới mục tiêu an cư cho mọi người, thì mơ ước có thể tự tạo lập nhà ở cho mình của người làm công ăn lương mới nhiều khả năng trở thành hiện thực.
Một góc nhìn mới về tiền lương và nhà ở cho ta một hy vọng mới!
(Theo ĐVO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet