Con ngoài giá thú có được chia đất không?
Hỏi: Tôi là đứa con ngoài giá thú. Cha tôi có một mảnh đất, ông cắt một nửa chia cho 5 người con của mẹ cả còn lại chia một nửa cho tôi để tôi cất nhà nhưng lại không làm giấy tờ tách thửa…
Tôi xin hỏi, sau này cha tôi mất, tôi có bị những người anh em con mẹ cả lấy đất không cho tôi nữa được không? Tôi có được thừa kế miếng đất cha tôi cho tôi để xây nhà đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn. ([email protected]).
Trả lời:
Trường hợp của bạn được pháp luật quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự năm 2005 (Phần thứ tư về Thừa kế và phần thứ năm Quy định về chuyển quyền sử dụng đất) và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.Trước khi tư vấn, tôi có một lưu ý đối với bạn là bạn cần xác định rõ mảnh đất kia có phải là mảnh đất thuộc sở hữu riêng của cha bạn hay thuộc sở hữu chung vợ chồng của cha và mẹ cả của bạn.
Trong trường hợp đây là mảnh đất thuộc sở hữu riêng của cha bạn, tôi xin tư vấn như sau:
Dù bạn là con ngoài giá thú thì bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế bình đẳng như 5 người con của mẹ cả của bạn.
Trường hợp cha bạn cắt một nửa mảnh đất chia cho 5 người con của mẹ cả còn lại chia một nửa cho bạn để bạn cất nhà nhưng lại không làm giấy tờ tách thửa thì quyết định đó của cha bạn cần được ghi lại bằng văn bản có giá trị pháp lý như Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc di chúc có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu việc chia đất trên chỉ là do cha bạn nói mà không có giấy tờ có giá trị pháp lý để chứng minh thì sau này khi cha bạn mất mà không có di chúc hợp pháp, mảnh đất của cha bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó mảnh đất được chia đều cho các cá nhân thuộc hàng thứ kế thứ nhất của cha bạn, bao gồm: bạn, 5 anh em con mẹ cả của bạn, vợ hợp pháp của cha bạn, cha mẹ đẻ của cha bạn (nếu còn sống), cha mẹ nuôi hợp pháp, con nuôi hợp pháp của cha bạn (nếu có).
Vì vậy, bạn và cha bạn cần lập văn bản có giá trị pháp lý đối với quyết định chia đất của cha bạn khi còn sống để đảm bảo quyền lợi của bạn sau này.
Trả lời:
Trường hợp của bạn được pháp luật quy định chủ yếu tại Bộ luật Dân sự năm 2005 (Phần thứ tư về Thừa kế và phần thứ năm Quy định về chuyển quyền sử dụng đất) và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.Trước khi tư vấn, tôi có một lưu ý đối với bạn là bạn cần xác định rõ mảnh đất kia có phải là mảnh đất thuộc sở hữu riêng của cha bạn hay thuộc sở hữu chung vợ chồng của cha và mẹ cả của bạn.
Trong trường hợp đây là mảnh đất thuộc sở hữu riêng của cha bạn, tôi xin tư vấn như sau:
Dù bạn là con ngoài giá thú thì bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế bình đẳng như 5 người con của mẹ cả của bạn.
Trường hợp cha bạn cắt một nửa mảnh đất chia cho 5 người con của mẹ cả còn lại chia một nửa cho bạn để bạn cất nhà nhưng lại không làm giấy tờ tách thửa thì quyết định đó của cha bạn cần được ghi lại bằng văn bản có giá trị pháp lý như Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc di chúc có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu việc chia đất trên chỉ là do cha bạn nói mà không có giấy tờ có giá trị pháp lý để chứng minh thì sau này khi cha bạn mất mà không có di chúc hợp pháp, mảnh đất của cha bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó mảnh đất được chia đều cho các cá nhân thuộc hàng thứ kế thứ nhất của cha bạn, bao gồm: bạn, 5 anh em con mẹ cả của bạn, vợ hợp pháp của cha bạn, cha mẹ đẻ của cha bạn (nếu còn sống), cha mẹ nuôi hợp pháp, con nuôi hợp pháp của cha bạn (nếu có).
Vì vậy, bạn và cha bạn cần lập văn bản có giá trị pháp lý đối với quyết định chia đất của cha bạn khi còn sống để đảm bảo quyền lợi của bạn sau này.
Ls Đào Thanh Huyền
Cty Luật Hợp danh Hoàng Đàm và Toàn cầu
(Theo Vietnamnet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet