Con cái có thể ngăn cản việc chuyển quyền thừa kế của bố mẹ?
Hỏi: Gia đình tôi có 5 anh em. Hai anh trai đã được bố mẹ tôi chia cho hai mảnh đất liền kề khi ra ở riêng. Hiện tại bố mẹ tôi đang ở một mảnh đất khác và có ý định chuyển quyền thừa kế một phần của mảnh đất đó cho tôi.
Hiện chị gái tôi đã đồng ý nhưng hai anh trai thì không. Xin hỏi chúng tôi cần làm những thủ tục gì? Tôi nghe nói cần phải có sự đồng ý của bố mẹ và các anh chị em thì mới hoàn tất các thủ tục? Nếu như các anh tôi không đồng ý thì phải làm sao?
Mong sớm nhận được hồi âm. Chân thành cảm ơn.
- Trả lời:
Nếu có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn) thì bố mẹ bạn có toàn quyền định đoạt quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế cho người khác theo quy định của pháp luật mà không ai có quyền ngăn cản.
Trong trường hợp bạn được bố mẹ bạn lập di chúc (đúng quy định của pháp luật) cho một phần quyền sử dụng đất trên thì kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực (là thời điểm mở thừa kế - thời điểm bố mẹ bạn qua đời) bạn được tiến hành khai nhận di sản thừa kế đối với phần đất mà bố mẹ bạn để lại cho bạn theo di chúc.
Trong trường hợp bố mẹ bạn là người có toàn quyền sử dụng đất trên và muốn tặng cho lại cho bạn một phần quyền sử dụng đất: để thực hiện việc này, hai bên có thể xác lập hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất tại phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất (nếu đất có vị trí ở vùng nông thôn) trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng như phù hợp về diện tích tối thiểu khi tách thửa theo quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu khi tách thửa.
Sau khi hoàn tất việc xác lập hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất và hoàn tất nghĩa vụ về lệ phí trước bạ đối với Nhà nước, bạn có thể tới văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên - môi trường cấp huyện để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ gồm các giấy tờ chủ yếu sau:
- Hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn;
- Bản vẽ sơ đồ nhà, đất.
Muốn biết cụ thể về trình tự, thủ tục và hồ sơ, bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để được hướng dẫn.
Mong sớm nhận được hồi âm. Chân thành cảm ơn.
- Trả lời:
Nếu có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn) thì bố mẹ bạn có toàn quyền định đoạt quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế cho người khác theo quy định của pháp luật mà không ai có quyền ngăn cản.
Trong trường hợp bạn được bố mẹ bạn lập di chúc (đúng quy định của pháp luật) cho một phần quyền sử dụng đất trên thì kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực (là thời điểm mở thừa kế - thời điểm bố mẹ bạn qua đời) bạn được tiến hành khai nhận di sản thừa kế đối với phần đất mà bố mẹ bạn để lại cho bạn theo di chúc.
Trong trường hợp bố mẹ bạn là người có toàn quyền sử dụng đất trên và muốn tặng cho lại cho bạn một phần quyền sử dụng đất: để thực hiện việc này, hai bên có thể xác lập hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất tại phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất (nếu đất có vị trí ở vùng nông thôn) trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng như phù hợp về diện tích tối thiểu khi tách thửa theo quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất về diện tích tối thiểu khi tách thửa.
Sau khi hoàn tất việc xác lập hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất và hoàn tất nghĩa vụ về lệ phí trước bạ đối với Nhà nước, bạn có thể tới văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên - môi trường cấp huyện để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ gồm các giấy tờ chủ yếu sau:
- Hợp đồng tặng cho một phần quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn;
- Bản vẽ sơ đồ nhà, đất.
Muốn biết cụ thể về trình tự, thủ tục và hồ sơ, bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để được hướng dẫn.
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet