Anh cả tôi hiện đang ở với bố mẹ tôi. Sổ hộ khẩu bao gồm bố mẹ, vợ chồng anh cả và vợ chồng tôi, do bố tôi là chủ hộ. Mảnh đất ở hiện đứng tên bố tôi chủ sở hữu(180m2). Bố tôi có nói sẽ cho tôi một phần mảnh đất trên (60m2) và được phép tách hộ khẩu riêng như 2 anh trước. Sự việc này đã được cô bác trong họ làm chứng, tuy nhiên, chúng tôi chưa viết thành văn bản, giấy tờ.

Anh cả tôi đã lợi dụng bố tôi tuổi cao sức yếu để làm giấy tờ cho tặng toàn bộ mảnh đất cho anh ấy. Đồng thời với sự giúp đỡ của người nhà bên vợ (làm việc tại chính quyền, địa chính cơ sở) đã nhanh chóng chuyến sổ đỏ sang tên mình và tách sổ hộ khẩu.

Khi tôi phát hiện ra vụ việc này, có hỏi thì bố tôi chỉ nhớ là anh tôi cho cụ ký giấy tờ để làm công chứng và cũng không biết là công chứng gì. Tuy nhiên, vì sự việc đã lỡ nên bố tôi không muốn xảy ra kiện tụng và muốn anh em trong nhà dàn xếp. Tuy nhiên, anh tôi vẫn không chịu  nhượng lại phần đất bố mẹ đã cho tôi.

Tôi muốn hỏi, tôi có thể thay bố kiện anh tôi không? Trong trường hợp bất đắc dĩ, bố tôi phải đứng ra kiện anh tôi thì với giấy cho tặng trước kia, có chữ ký của bố tôi thì có gây ra sự bất hợp lý hoặc thất bại? Sổ hộ khẩu hiện nay chỉ còn bố mẹ và vợ chồng con cái tôi thì có còn giá trị? Rất mong nhận đượcsự hồi âm, giúp đỡ của chuyên mục.

Xin trân trọng cám ơn.
 

Pham ngoc Anh

- Trả lời:

Theo Khoản 1 điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, theo Tiết b mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Do vậy, mặc dù “sổ đỏ” chỉ ghi tên của bố bạn, nhưng nếu quyền sử dụng đất đó hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung vợ chồng của bố mẹ bạn.

Theo Khoản 2 điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, đối với giao dịch có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Do hợp đồng thể hiện việc bố của bạn tặng quyền sử dụng đất cho anh trai của bạn chỉ có chữ ký của bố bạn nên hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo Điều 128 Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp đó, cả bố hoặc mẹ của bạn đều có thể yêu cầu Tòa án nơi thửa đất tọa lạc tuyên giao dịch tặng cho giữa bố và anh trai của bạn vô hiệu.

Ngoài ra, trong trường hợp bố của bạn có căn cứ chứng minh việc ông ký vào hợp đồng tặng quyền sử dụng đất cho anh bạn là do bị lừa dối hoặc do không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì ông cũng có thể yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu theo Điều 132 và Điều 133 Bộ luật Dân sự. Khi đó, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã giao nhận. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật không bị hạn chế.

Theo quy định của pháp luật thì bạn không thể tự mình khởi kiện. Việc khởi kiện có thể do bố, mẹ bạn thực hiện. Khi tham gia tố tụng, bố mẹ của bạn có thể lập giấy ủy quyền để bạn làm người đại diện cho các cụ, thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản uỷ quyền (Khoản 2 điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự).

Về sổ hộ khẩu, theo Khoản 1 điều 21 Luật cư trú, sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của công dân, nên không bị ảnh hưởng bởi các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu phải là người đứng tên trên sổ đỏ. Do vậy, sổ hộ khẩu của gia đình bạn vẫn có giá trị.
 

LS Huỳnh Văn Nông
Theo Tuoi Tre

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME