Có thể hủy việc sang nhượng đất trái pháp luật?
Hỏi: Bà tôi sở hữu một mảnh đất đã có giấy chứng nhận QSDĐ. Bà tôi có hai người con trai và chưa đồng ý sang tên cho ai, nhưng bác tôi (anh trai bố tôi) đã tự ý làm thủ tục để đứng tên của bác ấy.
Vậy bây giờ mảnh đất ấy có thuộc quyền sở hữu của bà tôi nữa không? Bà tôi có được thừa kế cho ai nữa không? Thủ tục thế nào?
Nguyễn Văn Nam ([email protected])
- Trả lời:
Theo thư của ông tôi hiểu rằng bác của ông đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bà của ông sang bác của ông và việc chuyển nhượng này chưa được bà của ông ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng.
Theo Điều 127 Luật Đất đai năm 2003, thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này phải được công chứng chứng nhận hoặc được ủy ban nhân dân phường, xã chứng thực.
Theo quy định tại Điều 5 của Luật Công chứng hoặc Điều 43 của Nghị định 75/2000/NĐ-CP thì việc chứng nhận của công chứng viên và chứng thực của Ủy ban nhân dân phường xã vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhất thiết phải có nội dung chữ ký của các bên chuyển nhượng là đúng sự thật.
Trường hợp bà của ông chưa đồng ý sang tên (chưa ký vào hợp đồng chuyển nhượng) cho bất kì ai nhưng bác của ông tự ý làm hợp đồng để sang tân chủ quyền đất là hành vi không đúng pháp luật về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp như thế, bà của ông có thể khởi kiện yêu cầu tòa án hủy việc sang nhượng đất trái pháp luật.
Khi tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà của ông và bản án có hiệu lực pháp luật thì bà của ông sẽ có quyền để lại thừa kế mảnh đất cho bất kỳ ai mà bà của ông mong muốn, bằng một bản di chúc hợp pháp.
Luật sư HUỲNH VĂN NÔNG
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet