Tại thời điểm đó hợp tác xã có chia đất cho dân nên gia đình tôi được chia 220m2, chị A đi công tác nên đã nhượng lại mảnh đất 200m2 của chị cho gia đình tôi bằng miệng nên hợp tác xã đã chia cả 420m2 đó cho gia đình tôi đứng tên và nộp thuế đến nay là 27 năm, gia đình tôi đã làm nhà cửa được 25 năm.

Tới bây giờ chị A về nghỉ hưu làm nhà ở tại mảnh đất đó và viết đơn lên UBND xã đòi gia đình tôi phải trả lại toàn bộ mảnh đất 420m2, giải phóng mặt bằng trả chị. Vậy xin hỏi quý luật sư, trong trường hợp này gia đình tôi có quyền giữ lại mảnh đất đó không? (Nguyen Thi Luu)

Trả lời

Bạn không nêu rõ “nhượng” lại trong trường hợp này là chị A chuyển nhượng hay cho mượn hoặc cho/nhường lại quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Tuy nhiên, với những sự kiện được trình bày, có thể hiểu đây là việc chị A nhường lại cho gia đình bạn phần quyền sử dụng đất mà hợp tác xã chia cho chị.

Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại điều 4 nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 điều 109 nghị định 181/2004/NĐ-CP, nếu đất có nguồn gốc do xã viên góp vào hợp tác xã thì quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã; khi bị giải thể/phá sản, hợp tác xã có quyền xử lý theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết của đại hội xã viên.

Theo đó, việc sử dụng đất được hợp tác xã phân chia của gia đình bạn là phù hợp. Hơn nữa, việc sử dụng đất ổn định, lâu dài của gia đình bạn cũng là một yếu tố quan trọng được xem xét và là một bất lợi đối với chị A.

Tuy nhiên, tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền lợi của mình là một trong những quyền chung của người sử dụng đất. Chị A có quyền thực hiện quyền này. Vả lại, cần lưu ý việc nhượng lại đất của chị A cho gia đình bạn chỉ là lời nói, không phải bằng văn bản, nên nếu chị A có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của mình và chứng minh được việc chia đất của hợp tác xã là không phù hợp thì có thể yêu cầu tranh chấp của chị sẽ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

Hơn nữa, nếu là đất mà gia đình bạn đang sử dụng thì tại sao chị A lại có thể đến xây nhà để ở và gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất chưa. Đây cũng là câu hỏi được đặt ra.

Tôi phân tích những vấn đề trên để bạn có thể hình dung về mặt pháp lý, quyền sử dụng đất của gia đình bạn có thể được bảo vệ, nhưng khi tranh chấp xảy ra, cả hai bên không chỉ tốn thời gian và chi phí mà tình nghĩa bà con, họ hàng cũng không còn.

Đây không phải lời khuyên, nhưng bạn cần ghi nhận một phần diện tích đất gia đình mình đang có là đất có nguồn gốc của cha mẹ của chị A, và sau đó là do chị A nhường lại. Về tình, chị A cũng xứng đáng được hưởng một phần trong đó. Vì vậy, nếu thỏa thuận được để tranh chấp không xảy ra sẽ là điều tốt đẹp.

Chúc bạn có chọn lựa đúng đắn cho mình.

Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân
(Theo TTO)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME