Có nên lập lại di chúc để chuyển quyền thừa kế?
Hỏi: Năm 2005, ông nội tôi mất, có để lại toàn bộ tài sản gồm nhà thờ và 2.000m2 đất (không có di chúc).
Trước đó, vào năm 2000, được sự đồng ý (không có giấy tờ) của ông, bà nội (mẹ kế của ba tôi), ba tôi có làm hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và được Nhà nước công nhận.
Năm 2006, ba tôi mất, toàn bộ tài sản này do mẹ tôi và bà nội tôi quản lý. Bây giờ một số cô chú trong dòng họ bảo tôi nói với bà nội kế lập di chúc giao toàn bộ tài sản này cho tôi quản lý thì liệu có được? Sổ đỏ do ba tôi đứng tên có giá trị pháp lý gì không hay phải lập lại di chúc, làm lại sổ đỏ?
Nếu các cô tôi tranh giành thừa kế thì giải quyết như thế nào (các cô chú của tôi đều lập gia đình và ở riêng, có nhà cửa đất đai rộng rãi)? Xin được tư vấn. (Bá Sơn)
- Trả lời:
Nếu đã được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì ba của bạn có toàn quyền định đoạt QSDĐ trên như chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế… theo quy định của pháp luật.
Khi ba bạn mất, nếu không để lại di chúc hợp pháp thì QSDĐ trên sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn gồm: bà nội bạn, mẹ bạn, con đẻ, con nuôi (nếu có) của ba bạn.
Như vậy, nếu ba bạn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên một cách hợp pháp thì các cô chú của bạn không có quyền tranh giành quyền thừa kế cũng như yêu cầu bà nội bạn lập di chúc đối với QSDĐ trên.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet