Có khởi kiện lại được không?
Hỏi: Chúng tôi là những công chức được cơ quan chủ quản phân phối nhà ở từ những năm 1988. Đến năm 2006 thủ trưởng cơ quan yêu cầu chúng tôi di chuyển chỗ ở để xây trụ sở cơ quan.
Chúng tôi không chấp nhận do việc bồi thường cho chúng tôi quá rẻ. Cơ quan khởi kiện chúng tôi ra tòa án địa phương và “thắng kiện” tổ chức cưỡng chế chúng tôi đi nơi khác. Chúng tôi kháng cáo lên Tòa phúc thẩm và tiếp tục bị “thua kiện”. Chúng tôi tiếp tục khiếu nại theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm, yêu cầu xét xử lại theo trình tự sơ thẩm. Khi chưa xét xử lại thì cơ quan kiện chúng tôi rút đơn khởi kiện, Tòa án sơ thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử. Vậy, nay chúng tôi có quyền khởi kiện lại cơ quan tôi hay không?
Theo Luật Đất đai năm 2003 tại điều 50 có nêu rõ về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15-10- 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt nam, sống ổn định không có tranh chấp... Đối chiếu với trường hợp của ông thì năm 1988, ông được cơ quan có thẩm quyền phân phối nhà ở cho ông, ông sống ổn định đến năm 2006. Nay cơ quan ông muốn lấy đất để mở rộng trụ sở phải được sự đồng ý của ông.
Họ khởi kiện đòi đất, cơ quan cho rằng đất đó là đất của cơ quan và không chấp nhận quyết định phân nhà của cơ quan có thẩm quyền trước đây là không đúng. Trong giai đoạn bao cấp, việc phân phối nhà cho cán bộ công nhận viên cũng đồng thời công nhận quyền về tài sản cho cán bộ công nhân viên chức. Việc ông bị cơ quan ông khởi kiện và hai cấp tòa của tỉnh lúc đó xét xử đã có vi phạm pháp luật dẫn đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã phải hủy hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại, điều đó chứng tỏ quyền về tài sản của ông vẫn đang được pháp luật bảo vệ, mặt khác cơ quan của ông là người khởi kiện đã thấy vấn đề, nên đã rút đơn khởi kiện. Sau đó Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ xét xử. Nhưng một thực tế trước đó khi bản án phúc thẩm của tỉnh có hiệu lực, ông và một số gia đình đã bị cưỡng chế gây thiệt hại về kinh tế gia đình, vì vậy việc khởi kiện cơ quan ông đòi lại những gì ông bị mất là hoàn toàn thực hiện được.
NCD (Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời:Theo Luật Đất đai năm 2003 tại điều 50 có nêu rõ về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15-10- 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt nam, sống ổn định không có tranh chấp... Đối chiếu với trường hợp của ông thì năm 1988, ông được cơ quan có thẩm quyền phân phối nhà ở cho ông, ông sống ổn định đến năm 2006. Nay cơ quan ông muốn lấy đất để mở rộng trụ sở phải được sự đồng ý của ông.
Họ khởi kiện đòi đất, cơ quan cho rằng đất đó là đất của cơ quan và không chấp nhận quyết định phân nhà của cơ quan có thẩm quyền trước đây là không đúng. Trong giai đoạn bao cấp, việc phân phối nhà cho cán bộ công nhận viên cũng đồng thời công nhận quyền về tài sản cho cán bộ công nhân viên chức. Việc ông bị cơ quan ông khởi kiện và hai cấp tòa của tỉnh lúc đó xét xử đã có vi phạm pháp luật dẫn đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã phải hủy hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại, điều đó chứng tỏ quyền về tài sản của ông vẫn đang được pháp luật bảo vệ, mặt khác cơ quan của ông là người khởi kiện đã thấy vấn đề, nên đã rút đơn khởi kiện. Sau đó Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ xét xử. Nhưng một thực tế trước đó khi bản án phúc thẩm của tỉnh có hiệu lực, ông và một số gia đình đã bị cưỡng chế gây thiệt hại về kinh tế gia đình, vì vậy việc khởi kiện cơ quan ông đòi lại những gì ông bị mất là hoàn toàn thực hiện được.
Luật sư Trương Văn An
VP Luật sư Phúc Thọ
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet