Mới đây, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về tình trạng khiếu nại, phản đối chủ đầu tư của cư dân tại các dự án bất động sản. Bộ Xây dựng đề xuất Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm của những chủ thể vi phạm nghiêm trọng trong việc sử dụng, quản lý, vận hành nhà chung cư. Đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư trái pháp luật.

Đồng thời, đối với kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố kiên quyết thu hồi.

Về mặt pháp lý, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, đề xuất khởi tố chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư là có căn cứ. Theo quy định của Luật Nhà ở, ngay khi Ban quản trị tòa nhà được thành lập, chủ đầu tư phải bàn giao khoản phí bảo trì 2% cho cư dân.

quỹ bảo trì chung cư
Cư dân có thể khiếu kiện nếu chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư

Cũng theo Nghị định 99/2015 hướng dẫn thực thi Luật này, từ sau khi Ban quản trị được thành lập, trong thời hạn 7 ngày, chủ đầu tư phải giao toàn bộ phí bảo trì cho Ban quản trị; nếu không sẽ tiến hành cưỡng chế.

Việc cưỡng chế tiến hành theo trình tự như sau: Ban quản trị gửi UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì; UBND cấp tỉnh làm văn bản đề nghị chủ đầu tư giao kinh phí. Sau đó, nếu chủ đầu tư không thực hiện, UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế.

Luật sư Trương Anh Tú cũng cho biết, việc chủ đầu tư cố tình chiếm đoạt phí bảo trì có thể cấu thành tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" hoặc tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Vì vậy, không cần chờ sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, các khu dân cư, Ban quản trị có quyền tố cáo hành vi của chủ đầu tư đến cơ quan công an.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME