Khoảng một năm sau, ông B. thấy đất trống nên có ý mua lại nhưng không gặp được mẹ tôi, nên tự ý cất nhà trên phần đất đó và sống cùng với gia đình cho đến ngày nay.

Xin hỏi, bây giờ tôi muốn đòi lại miếng đất ấy từ ông B. thì có căn cứ không? Tôi phải làm sao? Ng Tan Kiet ([email protected] )

Trả lời

Về căn cứ pháp lý trong trường hợp này, khả năng bạn đòi đất thành công là rất thấp.

Thứ nhất, mẹ của bạn được cấp đất chỉ thông qua nói miệng, hoàn toàn không có giấy tờ gì. Quan trọng hơn, theo Quyết định số 201/CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ, UBND cấp xã không có thẩm quyền giao bất cứ loại đất nào. Do đó, có thể nói không có căn cứ về việc mẹ bạn đã được Nhà nước giao đất theo quy định.

Ngoài ra, sau khi bắt đầu sử dụng đất, mẹ của bạn cũng không làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, nguyên tắc của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ, đối với đất chưa có giấy tờ về quyền sử dụng, người đang trực tiếp sử dụng đất là chủ thể được Nhà nước xem xét công nhận quyền sử dụng đất.

Thứ ba, mẹ của bạn đã không đòi đất trong thời gian quá dài (hơn 20 năm) nên có cơ sở để cơ quan giải quyết tranh chấp nhận định mẹ bạn đã từ bỏ quyền sở hữu.

Về thủ tục, trường hợp bạn vẫn muốn đòi lại đất, trước tiên, bạn cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Trường hợp hòa giải không thành, hoặc quá 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn mà buổi hòa giải không được tổ chức, bạn có thể khởi kiện đến chủ tịch UBND cấp huyện nếu đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thẩm quyền giải quyết tranh chấp là của tòa án nhân dân huyện nơi có đất.

Thân ái chào bạn.

Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Theo TTO)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME